Một trong những câu hỏi mình nhận được nhiều nhất là khả năng định cư Úc sau khi giữ visa working holiday và làm việc ở Úc sau vài năm. Lưu ý bài viết chỉ mang tính thông tin theo quan điểm cá nhân, không được xem là lời khuyên về di trú và Quyên không chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung.

Tới thời điểm hiện tại tháng 6/2023, theo mình biết, không có con đường định cư Úc trực tiếp từ visa 462. Tuy nhiên lợi thế của người có visa working holiday 462 là có thời gian để sống và làm việc tại Úc, gặp nhiều du học sinh, người giữ visa tạm trú như mình để thu thập thông tin và chọn đúng đường đi để đạt được mục đích định cư Úc. Nếu làm chăm chỉ thì tiết kiệm tiền để du học là điều hoàn toàn khả thi như mình đã viết nhiều trên blog này.


Nếu bạn đã có visa lao động kì nghỉ working holiday 462 và muốn định cư Úc, câu hỏi đầu tiên bạn nên tự hỏi là mình có thể ở lại theo con đường nào, với khả năng, vốn liếng và các quy định về định cư hiện tại của chính phủ Úc.

Nơi có nhiều câu trả lời cho các bạn nhất là group ĐỊNH CƯ & CUỘC SỐNG ÚC. Trong group này bạn có thể tìm được kinh nghiệm từ những người đi trước. Mình tóm lược sơ vài con đường định cư để các bạn tham khảo:

1. Kết hôn:

Nếu tìm được duyên thì các bạn có thể định cư Úc theo người bạn đời.

2. Chủ bảo lãnhVisa 482:

Visa này cho phép bạn mang gia đình làm việc ở Úc 5 năm cho người chủ bảo lãnh mình, trong 3 năm làm việc, bạn phải đạt được 1 số điều kiện nhất định được nộp tiếp visa định cư dài hạn. Bạn vẫn phải có Skill Assessment (đọc ở phần dưới), tiếng Anh… và chủ cũng phải có một số điều kiện nhất định. Đường bảo lãnh không đơn giản, nhưng không phải không khả thi, nếu bạn có nghề nằm trong danh sách được bảo lãnh, và chủ sẵn sàng đứng ra bảo lãnh bạn, thì có thể định cư Úc theo diện chủ bảo lãnh. Điều kiện của diện chủ bảo lãnh có thể bao gồm hạn chế về công việc, nghĩa là bạn chỉ được làm việc cho chủ đã bảo lãnh, và trong bất kì trường hợp nào, nếu chủ rút đơn bảo lãnh thì bạn cũng bị mất visa.

Úc có diện định cư tay nghề DAMA cho vùng thưa dân (regional), bạn cũng có thể tìm hiểu diện này.

Trước đây diện này khá đơn giản, ví dụ chỉ sau 2 năm giữ visa 457 là bạn được nộp hồ sơ chuyển lên PR (thường trú nhân). Từ năm 2018/2019 thì luật thay đổi khá nhiều. Mình không tìm hiểu nhiều về diện chủ bảo lãnh nên không thể chia sẻ thêm.

3. Du học – Visa 500

Úc thiếu nhân lực nhiều ngành nên nếu du học để có bằng cấp được Úc công nhận/ Skill Assessment (SA) thì bạn có thể định cư ở Úc. Đây là con đường mình lựa chọn vì khả thi hơn đường chủ bảo lãnh. Mình quyết định học Điều dưỡng sau 1,5 năm working holiday.

Bạn là người học chính, thành bại là ở bạn, không bị phụ thuộc chủ hay vợ/chồng (nếu chủ hoặc người bảo lãnh bạn dưới diện vợ/ chồng hủy visa thì bạn phải về nước bất kì lúc nào). Sau khi chuyển từ visa 462 sang visa du học sinh 500, bạn có thể nộp visa tốt nghiệp 485 (có người bỏ qua bước này luôn nếu cần), nộp định cư theo diện tay nghề theo bang bảo lãnh (visa 491, 191) hay diện chủ bảo lãnh.

Các ngành nghề định cư mời các bạn coi ở link List có tên nghề, mã nghề, nộp được những visa nào, nghề này nằm trong list ngắn hạn hay dài hạn, assessing authority (cơ quan nào thẩm định tay nghề).

Khi bạn muốn được định cư thông qua con đường du học thì phải học 1 nghề trong list định cư trên, được 1 cơ quan assessing authority thẩm định là có tay nghề ngành đó. Các bạn lên trang web của những tổ chức này tra xem để qua được SA thì họ yêu cầu gì, bằng cấp ra sao (nhiều nghề bằng cấp Việt Nam vẫn được chấp nhận); yêu cầu tiếng Anh, cần bao nhiêu năm kinh nghiệm… tùy bang, tùy nghề mà SA hoàn toàn khác nhau.

Từ đường du học tới định cư thì trong group mình chia sẻ ở trên có rất nhiều thông tin cụ thể. Bạn cũng có thể tìm và tham gia nhóm du học sinh trên facebook (search du học sinh + tên thành phố lớn). Các bang của Úc có chính sách khác nhau, bạn có thể tìm hiểu trên google với cụm từ “immigration + tên bang”.

Du học, định cư Úc là một quá trình không dễ dàng vì mỗi người có một câu chuyện khác nhau: về học vấn, khả năng ngôn ngữ, kinh nghiệm, ngành nghề sẽ học để định cư. Những ngành tốn kém và khó như Giáo viên, Nhân viên xã hội, Điều dưỡng, khối ngành sức khỏe trước giờ luôn có cơ hội hơn những ngành khối kinh doanh, tuy nhiên cũng yêu cầu tiếng Anh và tài chính nhiều hơn. Nếu bạn muốn học ngành giá mềm hơn mà vẫn có cơ hội thì có thể tham khảo nghề Chef, Cook, Baker… Tất cả chỉ mang tính tham khảo thôi nhé. Ai cũng phải tốn nhiều công sức để đạt được mục đích. Mục đích càng khó thì càng tốn thời gian và công sức. Trong đó kĩ năng tìm và lọc thông tin vô cùng cần thiết. Biết bao người nghe, tin lời “người ta” rồi bao công việc bị dở dang. Một là bạn mất thời gian để tiết kiệm tiền, hai là tốn tiền để tiết kiệm thời gian. Nếu bạn muốn được tư vấn từ A-Z thì liên hệ các công ty tư vấn có uy tín. Tuy nhiên rất nhiều người lừa lọc để lấy tiền những người non dạ, không chịu/ không biết đọc thông tin. Bạn muốn nghe lời ai đưa vài ngàn tới vài chục ngàn đô để ngồi không cũng có PR thì… chúc may mắn! Mới nghe những khái niệm này có thể bạn hơi loa mắt một chút (mình cũng vậy) nhưng chịu khó google tìm hiểu thêm thì sẽ hiểu.

Nếu muốn học điều dưỡng hay khối ngành sức khỏe thì mời bạn tham khảo ebook Quyên viết – Cẩm nang Du học Điều dưỡng – khối ngành sức khỏe ở Úc.

Thông tin về định cư Úc có thể thay đổi sau vài tháng/ 1 năm. Mình không tư vấn du học, định cư nên không nắm rõ thông tin. Trên các website chính thức của bang có thông tin chính xác nhất, các group thì đăng kinh nghiệm của hàng ngàn người. Tự đọc và phân tích thông tin giúp bạn có nhận định đúng đắn. Đọc hết thông tin cũng là lúc bạn sẽ có cái nhìn tổng quát để đề ra kế hoạch lâu dài.

Lưu ý: về việc định cư New Zealand sau khi có visa working holiday NZ cũng tương tự. Tuy nhiên hai nước có quy định về định cư khác nhau, nên tham khảo các group định cư New Zealand để hiểu thêm.

Disclaimer: Mình không phải là người biết nhiều nhất. Các anh chị em đã qua đây cùng lúc hoặc sau mình có nhiều thông tin hơn mình, chuẩn bị du học kĩ hơn mình, mong muốn định cư mạnh mẽ. Mình sang rồi mới bắt đầu du học, mà định cư cũng không phải là mục đích cuối cùng. Mình tin là con người có số và nếu cố gắng trong mọi hoàn cảnh thì ở đâu bạn cũng thành công. Với bằng cấp và kinh nghiệm từ Úc thì bạn có thể sống và làm việc khắp muôn nơi.
Trong thời gian dịch bênh này chúng mình không có gì nhiều hơn… thời gian. Chúc mọi người tranh thủ lúc này làm được nhiều việc có ích cho bản thân và đạt được mục đích dài hạn!

GIỚI THIỆU SHOPBACK – NỀN TẢNG HOÀN TIỀN KHI MUA SẮM ONLINE Ở ÚC

Shopback là nền tảng hoàn tiền khi mua sắm online, rất phổ biến ở Úc, khi bạn mua sắm online, đặt khách sạn… bạn sẽ được hoàn tiền từ 2% cho tới 15%, nhiều website có chương trình hoàn tiền 10% 15% trên Shopback khá thường xuyên như booking.com nha. Sau khi giao dịch thành công thì bạn sẽ nhận được tiền mặt trên Shopback và có thể rút bất kì lúc nào, chứ không quy đổi thành mã giảm giá hoặc điểm thưởng nên mình rất thích ứng dụng này. Bạn nào vừa dùng thẻ tín dụng vừa mua hàng điện tử, đồ nội thất giá trị cao thì rất có lợi khi dùng Shopback nha

Link giới thiệu: https://app.shopback.com/H8Cuppn3kyb. Bạn sẽ được tặng 10$ trong tài khoản sau khi hoàn thành giao dịch mua hàng online đầu tiên (cộng với % hoàn tiền từ giao dịch đó).

GIỚI THIỆU AFTERPAY MUA TRƯỚC THANH TOÁN SAU

Afterpay là một nền tảng thanh toán trực tuyến vô cùng phở biến ở Úc, Canada, Pháp, New Zealand, Tây Ban Nha, Anh, và Mĩ, cho phép khách hàng được trả chậm số tiền trên đơn hàng mà họ mua tại bất kỳ trang web thương mại điện tử nào được liên kết.

Khi bạn thanh toán trả góp trên Afterpay, khoản thanh toán sẽ được chia làm 4 đợt. Phần thanh toán ban đầu thường là 25%, phần còn lại sẽ trả dần ở những tuần hoặc hai tuần kế tiếp tùy bạn hiệu chỉnh. Afterpay không tính lãi nhưng sẽ tính phí nếu khách hàng trả trễ sau hình như là 5 ngày mình không nhớ rõ. Bạn cũng có thể vào web trả trước luôn nếu không muốn nợ. Khách hàng ban đầu sẽ được cấp tín dụng là $500 và sẽ được tăng dần khi điểm tín dụng tăng lên.

Với mình dịch vụ này khá tiện lợi khi mình phải vừa đi làm, vừa đi học và phải lên kế hoạch thanh toán tiền học phí, du lịch… cùng lúc. Bạn nên có kĩ năng quản lý tài chính cá nhân và có nguồn thu nhập đều đặn trước khi đăng kí những dịch vụ xài trước trả sau như thế này để tránh vung tay quá trán nha. Khi dùng code khuyến mãi của Quyên THI-HYXMV đăng kí với Afterpay bạn sẽ được voucher 30$ sau khi hoàn thành xong một giao dịch trên 50$ và Quyên cũng sẽ được tặng 30$. Nếu bạn muốn ủng hộ blog thenomadqueen thì đăng kí qua mã giới thiệu của Quyên ha!

GỬI VỀ VIỆT NAM CHI PHÍ THẤP

Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian,; gửi tiền tay ba (tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại) thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp như:

Remitly (dành cho bạn ở mọi nước). http://remit.ly/ymfe3e. Click vào link của Quyên sẽ được tặng 20$ nếu gửi trên 100$ lần đầu tiên

Masterremit (dành cho bạn ở mọi nước) Referal code QUYEN16334 hoặc link https://www.masterremit.com/r/QUYEN16334. Click vào link của Quyên được tặng 30$ khi bạn gửi lần đầu tiên từ 200$

Orbitremit (dành cho bạn ở mọi nước): https://orbitremit.com/r/Z16PVG. Link giới thiệu miễn phí giao dịch lần đầu tiên

Western Union (dành cho bạn nào ở Mĩ) https://ssqt.co/mQtcDJM Link tặng e-voucher Amazon 20USD cho các bạn gửi từ 100USD trở lên trong lần gửi đầu tiên

Ưu điểm 1: Miễn phí lần đầu tiên giao dịch. Bí kíp của mình là ĐĂNG KÍ TẤT CẢ các dịch vụ qua link giới thiệu như trên, vì nếu tự đăng kí thì nhiều web không cho bạn hưởng ưu đãi như vậy, sau đó mỗi web bạn dùng một giao dịch, thì bạn có thể tiết kiệm tới 2 3 lần chuyển khoản (nếu chuyển trên 10.000 một lần thì bạn tiết kiệm được kha khá rồi).

Ưu điểm 2: Chủ động về tỉ giá. Ngay khi thấy tỉ giá có lợi, bạn có thể giao dịch chuyển tiền về Việt Nam ngay. Không bị bị động như khi chuyển qua ngân hàng hoặc tìm người swap tiền vì nhiều lúc chỉ qua 1 ngày tỉ giá đã lệch tới vài trăm ngàn VND.

(Visited 4,334 times, 1 visits today)

3 Comments

  1. Pingback: Vì sao mình du học Úc ngành Điều dưỡng? - THE NOMAD QUEEN

  2. Pingback: Làm việc ở Úc với mức lương cao khi là du học sinh

  3. Pingback: 7 ngày du lịch Nam Úc và Great Ocean Road, Victoria

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.