Hiking New Zealand là điểm nhấn tuyệt vời nhất trong gần 1 năm trải nghiệm cuộc sống ở xứ kiwi. Trong bài này mình sẽ tổng hợp kinh nghiệm hiking ở New Zealand nhé.

Đặt vé đi những greatwalk trước và sau walking season

Ở New Zealand có hệ thống great walk là những trail multiday đẹp, có hệ thống lán trại và được bảo trì hàng năm. Ngoài ra cũng có những trail multiday rất đẹp mà chưa được lên great walk do chưa xây dựng lán trại. Vé của greatwalk trong mùa walking season (thường là tháng 11~ hết tháng 4)

Nên book 1 hoặc 2 tuần trước hoặc sau great walk season để tiết kiệm tiền (vé bunk bed ở hut thay vì 68 đô thì chỉ còn 15 đô khi out of season) mà thời tiết thì vẫn còn đẹp, chưa quá lạnh.

Vì trong greatwalk season vé mắc quá, nên mình book ngay vừa sau great walk season để tiết kiệm. Cuối tháng 4 vẫn là mùa cao điểm mà mưa và tuyết đột ngột, thấy hơi lo, may sao tuần đầu tháng 5 thời tiết ấm lại, nắng suốt mấy ngày mình đi, ấm hơn tháng 4, thật là may mắn. Fiordland National Park nổi tiếng là mưa và tuyết rơi thất thường, nên ngay cả trong mùa cao điểm, đôi khi vẫn bị mưa, mây mù. Tuy nhiên hiking trong mưa vẫn có cái thú vị của nó, cũng vui lắm ạ.
Ngoài mùa hiking thì trong hut sẽ không còn ga và bếp cho khách dùng nữa, nhưng bạn có thể mua 1 cái hiking stove nhỏ (chỉ khoảng 20~30$), 1 bình ga. Còn trong kho vẫn có củi nếu bạn đi gần great walk season nên vẫn có thể dùng củi đốt fireplace trong lán để sưởi ấm.

Cảnh báo khi đi multiday hike mùa đông

Các anh chị nào chưa có kinh nghiệm multiday hike mà dự định leo vào mùa đông để thấy tuyết thì HOÀN TOÀN KHÔNG NÊN. Các track ở đảo Nam NZ trong mùa hè vẫn có tuyết do độ cao trên 1200~1600m. Hiking mùa đông chỉ dành cho những người đã có kinh nghiệm, vì tuyết rơi dày, dễ bị mất phương hướng, nhiều người đã leo rồi bị isolated, may mắn thì được cứu, còn không đã có trường hợp mất mạng.

Hướng dẫn cách relocation xe hoặc rideshare

Với những track có điểm khởi hành và kết thúc ở hai nơi khác nhau vd như Routeburn trail ở đảo Nam, không phải là loop (đường vòng cung) như Kepler trail nên 1 là bạn thuê xe buýt drop off/ pickup (liên hệ DOC hướng dẫn). 2 là tự lái xe.

Bạn có thể tự lái xe tới đây rồi thuê dịch vụ car relocation dời xe của bạn tới điểm kết thúc để vừa kết thúc thì bạn có xe để chạy về luôn. giá tùy thời điểm, tầm 150~200$. Muốn tiết kiệm, thì có thể lên các group hiking ở NZ, thỏa thuận với những nhóm cũng cùng hiking track này cùng ngày, để sắp xếp rideshare cho nhau. Nói cho dễ hiểu là vd bạn có xe A , nhóm/người kia có xe B, thì cả 2 xe A&B cùng tới một điểm, packing xe A, rồi xe B chở mọi người về điểm khởi hành, đậu xe B ở bãi, cùng hiking track tới điểm kết thúc, bạn lấy xe A của bạn chở nhóm kia về điểm khởi hành để họ lấy xe B. Hai nhóm chia tay nhau, giúp nhau tiết kiệm tiền car location và biết đâu tìm được hiking buddy.

Hướng dẫn về hành trang khi đi multiday hike ở New Zealand

Tuy chuyến đi hiking qua đêm đầu tiên của Q là hang Tú Làn, nhưng khi tới Queenstown, New Zealand thì Q mới chính thức đầu tư vào tư trang, vật dụng để đi bộ đường dài. Chi phí ban đầu hơi tốn kém, nhưng khi đã đam mê hiking thì Q nghĩ nó vô cùng xứng đáng.

Ở Việt Nam bạn có thể mua đồ hiking ở rất nhiều cửa hàng outlet, đồ xuất khẩu… nhưng vì ở NZ nên Q chỉ có thể mua từ các cửa hàng bên này. Hai brand nổi tiếng của NZ là Kathmandu và Macpac, ngoài ra còn có thể mua online sẽ tìm được giá rẻ hơn, nhưng vì Q cần gấp nên không có thời gian chờ. Cá nhân Q có cảm tình với cái tên Kathmandu vì đây là tên thủ đô Nepal, một trong những nơi mà Q luôn mơ ước đặt chân tới. Vì vậy những vật dụng cần chuẩn bị khi đi hiking ở NZ mà bánh bèo như Q thường dùng cũng từ thương hiệu này.

QUẦN ÁO

– Giày Hiking New Zealand nên mua loại tốt, chống thấm nước và có bảo vệ cổ chân. Ai có cổ chân khỏe thì mua loại thấp sẽ đi nhanh và thoải mái hơn. Mình mua đôi Kathmandu https://bit.ly/2JrvLRq nhưng thấy không tốt lắm, không khuyến khích.

– Vớ, găng tay, nón, găng che cổ… nên mua loại wool hoặc polyproylene

– Lớp lót thermal mặc trong cùng để giữ ấm, lớp giữa nên mặc wool hoặc nỉ cho áo, quần hiking mau khô. Về thermal thì Macpac mắc hơn nhưng rất tiện cho mọi cử động. https://bit.ly/2sEibzO

Nếu đi hiking New Zealand mùa lạnh nên mang áo down jacket để mặc trong hut, khi đi bộ sẽ không thấy lạnh nhưng khi dừng lại, khi ngủ qua đêm thì khá cần. Đồ lót nên mua loại nilon, polyeste… Không nên mặc cotton khi đi leo núi, kể cả đồ lót.

Quần hiking New Zealand nên mua loại có chống thấm nước, mau khô, có thể tháo ống ra để nóng thì cởi bớt cho mát https://bit.ly/2kNgPyW
Nhiều người thích mặc quần yoga, quần chạy bộ ôm sát chân khi leo núi nhưng. Quần yoga cũng rất tiện khi cử động nhưng đi leo núi dễ bị xước, tiếc.

Nên có một lớp áo khoác nỉ mặc giữa thermal và áo mưa để giữ ấm. Áo nỉ mua loại rẻ vài chục đô cũng ok, không cần hàng hiệu. Ảo nỉ khi ướt sẽ khô nhanh hơn cotton và ấm hơn cotton nhiều.

– Áo mưa cần dùng loại goretex là chất liệu chống nước tốt nhất hiện nay (28.000mm), vừa chống mưa vừa cản gió. Khi hiking New Zealand, mình reccommend loại Kathmandu chuyên cho hiking khá ổn, giá so với các brand chuyên nghiệp thì không mắc. https://bit.ly/2JgH77k

– Kính chống nắng.

– Mang dép lào đi lại trong hut cho tiện, nhất là khi boot hiking bị ướt, nhà vệ sinh lại ở bên ngoài thì rất cần dép lào.

VẬT DỤNG CẦN THIẾT

– Balo (đựng được 40-60 lít, dùng loại phù hợp để đi hiking New Zealand nhiều ngày) mình dùng balo Kathmandu được thiết kế cho nữ, rất tốt https://bit.ly/2ssR6Aa

– Waterproof / plastic pack liner lót trong balo để đồ không bị ướt

– Túi ngủ nên mua loại tốt để ngủ trong thời tiết lạnh. Vì không camping mùa đông nên mình chỉ dùng loại chịu được 0 độ https://bit.ly/2Jrvjmc

– First aid kit (bao gồm kem chống nắng, thuốc cá nhân, blister kit), Survival it (chăn, giấy, bút viết), bản đồ, compa, lịch trình…

– Bình nước/ túi đựng nước tầm 1 ~ 2 lít

– Vật dụng nấu ăn, thìa muỗng…. Hộp quẹt, diêm… cần dựng trong túi chống thấm nước. Nến để dốt trong lán.

– Ga và bếp nấu chuyên cho hiking. Ga thì mua ở siêu thị, bếp mua loại cắm thẳng vào bình ga, không cần dây nối là tiện và nhẹ nhất https://bit.ly/2LmlByT

– Đèn pin/ đèn pin đeo trên đầu, mang thêm pin dự trữ https://bit.ly/2xCgys1

– Đồ vệ sinh cá nhân, giấy vệ sinh. Túi đựng rác, cầm gì lên thì mang xuống chứ không vứt lung tung gây hại môi trường

– Passport, ID cá nhân, vé vào các hut. dể trong túi zipper để không bị ướt

Optional: Gậy leo núi, máy hình, mút che tai (phòng khi có người ngáy trong hut)

THỨC ĂN KHI HIKING NEW ZEALAND

Nên mang đồ nhẹ, nhiều dinh dưỡng. Nếu bạn có dịp đi hiking New Zealand thì thử brand Backcountry chuyên đồ khô leo núi có bán ở các siêu thị. Giá một gói đồ cho một ~2 serving từ 10~15$, khá đắt đỏ. Mình thường mang đồ mua từ siêu thị, giá dễ chịu hơn rất nhiều.

– Ăn sáng: ngũ cốc, sữa bột, sandwith (ăn với mật ong hoặc nutella)

– Trưa: vì đi nhiều nên thường không đói, mình chỉ ăn như ăn sáng hoặc creaker với hummus, thịt ham…

– Bữa tối: mì/ pasta ăn liền, rau củ quả sấy khô, thịt đóng hộp hoặc sơ chế rồi gói vào túi zipper

Mang các loại hạt, muesli bar, trà, cà phê, drinking chocolate…

NẾU CẮM TRẠI

– Lều

– Thảm để ngủ

– Đèn cho lều…

Optional: thiết bị định vị, điện thoại vệ tinh dùng trong trường hợp cần thiết.

Nếu đi mùa đông cần giày chuyên dụng và crampon, ice axe, snow hammer…. Một số loại giày mềm không thể gắn crampon nên trước khi mua phải hỏi kĩ.

Thông tin trên dành cho người đi bộ, hiking các track nhẹ nhàng, dễ đi. Và là những thứ mà Q thường dùng, có thể đúng với người này mà không đúng với người khác, chỉ nên tham khảo và tự tìm hiểu thêm.

Tham khảo website http://doc.govt.nz để biết thêm thông tin về track, vật dụng cần chuẩn bị, trang thiết bị trong mỗi hut ở các track để tự điều chỉnh, thêm bớt hành lý.

Cheers!

(Visited 622 times, 1 visits today)

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.