Ngành điều dưỡng ở Úc luôn đòi hỏi có nguồn nhân lực lớn vì dân số già và tỉ lệ nghỉ việc điều dưỡng cao, vì vậy Úc cần nhiều dân nhập cư vào làm nghề này. Mình không phải là agent và cũng không hỗ trợ du học, định cư. Mình chỉ là một người đã học điều dưỡng ở Úc và muốn trả lời một số câu hỏi cho những bạn quan tâm đến ngành này, câu trả lời dưới đây hoàn toàn chủ quan theo mình biết và bạn nên tự tìm hiểu thêm.

5s quảng cáo: Là phụ nữ độc thân, sau 5 năm làm việc ở New Zealand, Úc và tự túc du học Úc và nay đang làm việc ở Úc, Quyên nghĩ có lẽ kinh nghiệm của mình sẽ giúp đỡ cho ai đó cần. Ít nhất là giúp những người sinh ra không ở trong vạch đích – như Quyên – thấy chút hy vọng và thấy được những cơ hội phía trước. Từ đó Quyên nảy ra ý định viết một cuốn ebook về những kinh nghiệm của Quyên. Nội dung bao quanh sống và làm việc ở nước ngoài, kĩ năng sinh tồn ở xứ người, tìm việc lương cao, kĩ năng ứng xử khi bị phân biệt chủng tộc, đối phó với những điều bất như ý… Nếu bạn cảm thấy đây là những gì bạn muốn đọc, muốn tặng cho người thân yêu của mình thì vui lòng click vào link điền form tham khảo ý kiến và đặt mua ebook này để Quyên tham khảo và tiến hành viết nhé. Mọi câu hỏi thắc mắc vui lòng inbox Facebook  page  The Nomad Queen (Quyen Nguyen), email thenomadqueen@gmail.com

Bạn cũng có thể tham gia group Du học/làm việc trong khối ngành sức khỏe ở Úc mình lập ra trên Facebook nhằm mục đích kết nối những người mong muốn du học, làm việc trong khối ngành sức khỏe và những chuyên gia đã hành nghề tại Úc, chia sẻ thông tin và mình cũng sẽ đăng một số mục của ebook lên cho các bạn đọc tham khảo trước khi ebook được phát hành chính thức.

Để tránh gặp những câu hỏi cơ bản, các bạn vui lòng đọc thêm về chủ đề Học điều dưỡng ở Úc trên blog này và nên google thêm những khái niệm cơ bản dưới đây rồi mình đi tiếp vào phần sau ạ.

Những nhóm điều dưỡng ở Úc

Điều dưỡng chính quy (Registered Nurse – RN), tốt nghiệp đại học Bachelor of Nursing, khóa 3~4 năm, đã có Skill Assessment và đăng kí với  Australian Health Practitioner Regulation Agency (Ahpra, Cơ quan quản lý hành nghề y tế Úc) 

Điều dưỡng thành viên (Enrolled Nurse – EN), tốt nghiệp cao đẳng Diploma of Nursing, khóa 1,5~2 năm, đã có Skill Assessment và đăng kí với Ahpra

Nurse Practitioner (NP), là RN học lên cao học Master of Nursing (Nurse Practitioner). Các NP đều có thể hoạt động một cách độc lập tại các phòng khám, được kê toa thuốc và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Lưu ý là có nhiều trường ĐH ở Úc dạy Master of Nursing Pre Registration cho những người KHÔNG phải là RN, những bạn học khóa Master of Nursing Pre Registration khi ra trường sẽ là RN chứ không phải là NP.

Chứng chỉ Điều dưỡng (Cert III hoặc IV): Học trong khoảng 3 tháng ~ 1 năm, bạn học xong khóa này có thể làm aged care worker (viện dưỡng lão), disability support worker, individual care worker (hỗ trợ người khuyết tật), persional care assisstant (PCA)… phần dưới mình gọi chung là carer.

Mời bạn tự tìm hiểu yêu cầu để đi học điều dưỡng, trường nào bang học có dạy điều dưỡng và học phí cho mỗi loại là bao nhiêu, và thêm khái niệm lương full time, part time, casual, superanuation (lương hưu)… mấy cái này google ra hết ạ.

Cứ đi học điều dưỡng ở Úc là làm có tiền?

Nếu học xong Cert III/ Cert IV hoặc là sinh viên EN/RN năm 1, bạn có thể làm carer với mức lương casual từ 30~40$ một giờ tùy bang, tùy công ty hoặc tùy khách hàng (client). Sau khi tốt nghiệp EN thường bắt đầu với mức lương 55~60k 1 năm full time, RN từ 69k~75k lương fulltime. Chế độ fulltime tính theo 38 tiếng 1 tuần, 1 năm 52 tuần trừ 4 tuần nghỉ phép năm, thường tăng lương 3~5% mỗi năm phụ thuộc vào bằng cấp, số năm kinh nghiệm và những chứng chỉ bạn học sau tốt nghiệp. Vì overrtime, lương tăng ca, lương ca đêm/ ngày nhiều nên lương thực nhận của Điều dưỡng cao hơn mức trên.

Úc có chế độ tăng ca ngày thứ 7 cộng thêm 50% lương, ngày chủ nhật cộng 75% lương và các ngày lễ, làm thêm giờ là cộng 200% lương là bình thường trong tất cả mọi ngành, kể cả nhà hàng khách sạn). Trong khối ngành sức khỏe có chế độ lương tăng ca, lương casual khá cao (cao hơn lương fulltime nếu bạn làm theo contract ngắn kiểu travel nurse). Ngoài ra lương hưu cho nurse thường cao, ít nhất 12% tới 17.5% hoặc hơn nữa tùy bệnh viện.

Nếu có kinh nghiệm, có bằng master và làm clinical nurse educator hay nurse unit manager bạn có thể nhận lương năm lên tới 120k~150k.

Học điều dưỡng ở Úc có khó không?

Rất nhiều bạn hỏi mình câu này và mình nghĩ các bạn đã có câu trả lời rồi ạ. Vì nếu việc nhàn, mà tiền lương ngon lành như vậy thì người Úc học Điều dưỡng hết rồi.

Tiếng Anh đầu ra của ngành điều dưỡng ở Úc yêu cầu khá cao (IE 7.0 hoặc PTE65), nên bạn phải có gốc tiếng Anh khá tốt, trong quá trình học cũng có nhiều môn Giải phẫu cơ thể người, Bệnh lý học, Dược…. nhiều từ ngữ y khoa chuyên ngành khó. Thực tế là bạn có thể học gạo để qua môn, nhưng cũng khá nhức đầu, nếu tiếng Anh không đủ điều kiện tối thiểu như trên thì khó mà tốt nghiệp ra trường được. Có nhiều trường để yêu cầu đầu vào thấp cho có nhiều người học, nhưng để register với Arpha thì bạn bắt buộc phải có tối thiểu IE 7.0 hoặc PTE65 nên mình nghĩ nếu đủ điểm tiếng Anh rồi hẵng vô học điều dưỡng ở Úc, đừng vô học trước rồi nghĩ mình ra trường thi tiếng Anh rồi lấy SA sau. Đã có nhiều trường hợp tốt nghiệp Bachelor rồi không đủ điểm tiếng Anh, không lấy RN registration hoặc SA được rất uổng.

Kiến thức y tế xã hội, từ ngữ chuyên khoa cũng có, nhưng thực tế là càng dùng sẽ càng quen miệng hơn. Nếu bạn muốn thử xem mình có hợp học điều dưỡng không thì thử click vào những link dưới này, là kiến thức của Y tế/ điều dưỡng

Môn Giải phẫu cơ thể người – Crash course

Môn Mental health, bệnh Tâm thần phân liệt

Môn Dược lý học Pharmacology, thuốc Beta blockers

Nursing assessment

Hệ thống y tế cộng đồng ở Úc

Nếu bạn thấy có thể nghe hiểu được 70~80% thì có thể tự tin vào học. Đừng lo lắng nếu lần đầu nghe không hiểu, vì nghe riết cũng hiểu thôi. Mình lúc trước khi vô học cũng lo là không hiểu nhưng dành nhiều thời gian học, coi mỗi ngày và thực tập dùng nhiều thì sẽ hiểu.

Làm điều dưỡng cực – Trước khi vào học điều dưỡng ở Úc, mình cũng có câu hỏi vì sao việc lương cao mà người Úc không làm, lại cần dân nhập cư, sau khi học vừa khó và đi thực tập vừa cực mới hiểu vì sao người Úc không muốn làm điều dưỡng. Và một thực tế là người Úc bản địa ra làm văn phòng thường thường thôi lương đã tầm 85~100k rồi, nên họ cũng không cần phải làm điều dưỡng chi cho cực. Bởi vậy những người Úc trắng mà làm điều dưỡng (dù họ trẻ hay có những người học cùng mình đã 50 60 tuổi) thì thật sự họ làm vì đam mê, hoặc là họ không thích làm văn phòng gò bó.

Đọc thêm Kinh nghiệm thực tập điều dưỡng ở Úc để hiểu thêm công việc hàng ngày của điều dưỡng trong bệnh viện, quần quật làm 1 ca 8 tiếng mà về mệt rã rời luôn. Nhiều người không thích làm điều dưỡng vì ngại chăm sóc vệ sinh hàng ngày, đại tiện tiểu tiện… của bệnh nhân. Khi đi thực tập rồi thì sinh viên điều dưỡng sẽ nhận ra có nhiều cái bạn không thích làm nhiều hơn là dọn vệ sinh nữa, vd có người không thích đụng vào răng miệng bệnh nhân, có người không thích tắm xác người chết, có người không thích tóc hay lông chẳng hạn. Cũng có nhiều người nghĩ sẽ làm điều dưỡng được nhưng tới lúc thực tập mới thấy không hợp. Bạn sẽ nhận ra bạn có thật sự hợp với nghề hay không trong quá trình học, thực tập và làm nghề. Với mình việc mình không thích nhất có lẽ là phải dìu, đỡ những bệnh nhân to nặng, dù có máy móc và người phụ đi nữa nhưng nhiều bệnh nhân béo phì quá khổ cũng khiến cơ bắp mình nhức mỏi, còn việc vệ sinh thì mình không ngại.

Bạn cũng có thể chọn những nhánh/ việc trong ngành Điều dưỡng mà không cực, như điều dưỡng trong GP (phòng khám gia đình), điều dưỡng home care chạy xe tới nhà bệnh nhân khám, phát thuốc, hay điều dưỡng trong thẩm mỹ viện (ở Úc phải có bằng điều dưỡng mới được chích botox, filler) thì không phải làm nhiều việc vệ sinh, tắm rửa bệnh nhân như trong bệnh viện, hoặc chọn việc không phải làm ca đêm… lương vẫn ổn, đủ sống, dù có thể không nhiều như làm shift work thôi.

Nên chọn EN hay RN khi học điều dưỡng ở Úc

EN và RN nằm trong danh sách định cư của Úc, còn list ngắn hạn hay dài hạn tùy mỗi bang, mỗi thời điểm, và điều kiện để lấy SA định cư với nghề EN và RN của mỗi bang là như thế nào thì bạn có thể gõ “immigration list + tên bang” để tự tìm hiểu. Thực tế mình thấy trong những năm Covid, dù học RN hay EN thì cũng có thể có PR nếu ở bang có EN trong danh sách định cư dài hạn.

Về học phí: mình tham khảo thử thì thấy khóa EN 2 năm học, tầm 20~26k 1 năm. Còn RN 3 năm, mỗi năm tầm 26~35k, học RN tốn thời gian tiền hơn EN nhiều.

Về cơ hội nghề nghiệp và lương: RN dễ tìm việc hơn EN, vì RN có scope of work rộng hơn RN, và có nhiều việc EN làm phải qua supervision của EN. Nếu EN muốn học lên RN để có lương cao và dễ kiếm việc hơn thì phải tốn tầm 2 năm nữa. Nên theo mình thì nếu nhắm lo được, nên học RN luôn.

Nói thêm về việc định cư thì hên xui và mỗi năm mỗi khác tùy vào tình hình kinh tế, số nhân lực trong ngành của mỗi bang nên có thể tương lai sau này nurse sẽ không còn dễ định cư ở Úc nữa.

Chương trình học điều dưỡng ở Úc bao gồm những gì?

Tùy mỗi trường mà chương trình học thay đổi, nhưng luôn có những môn chung của ngành sức khỏe/ điều dưỡng là Giải phẫu cơ thể người, Nursing Fundamental giải nghĩa ngành nghề, quy định làm nghề ở Úc, Primary Health care – y tế cơ sở, môn này cần nhiều kiến thức kinh tế xã hội, Medical-Surgical (khoa nội, ngoại, phân tích bệnh của mỗi nhóm nội tạng), Pathophysiology (Bệnh lý học), Pharmacology (dược lý học), tùy vào mỗi trường mà có mỗi chuyên ngành như khoa nhi, khoa tâm thần,… và 800 giờ thực tập bắt buộc, thường được chia làm mỗi đợt 1 tháng tháng hay chia nhỏ mỗi đợt 2 3 tuần rồi 1 đợt chuyên môn 2 tháng tùy trường. Bạn vào website trường muốn học tìm hiểu thì sẽ rõ. Khi thực tập thì chưa chắc bạn sẽ được xếp vào khoa/ bệnh viện theo nguyện vọng, nhưng bạn có thể email nói với placement coordinator những nơi bạn thích làm (express of interest) để họ có thể biết.

Nói thêm là ở Úc rất chú trọng việc đa dạng văn hóa vì Úc là nước đa chủng tộc, nên gần đây chương trình đại học đều có môn dạy về Cultural Awareness và Úc cũng có nhiều thổ dân (Aboriginal) nên có trường sẽ dạy thêm về văn hóa của người thổ dân Úc và Rural Nursing (điều dưỡng ở vùng thưa dân).

Lớn tuổi rồi có thể làm điều dưỡng ở Úc?

Nhiều bạn tầm 30~ 32 tuổi hỏi mình nếu họ đi học điều dưỡng thì tới 35, 36 tuổi mới ra trường đi làm, nếu vậy thì họ có khả năng xin việc không? Thực tế mình thấy có nhiều người 40 50 tuổi rồi, có người cả 60 tuổi rồi vẫn đi học điều dưỡng, và vẫn ra trường đi làm được bình thường nếu bạn chịu làm. Có thể thấy được ngành điều dưỡng luôn cần người và không kén tuổi. Chủ yếu bạn có lấy được visa để đi học hoặc có thể học được không thôi. Mình có quen một cặp đôi 36 tuổi mới qua Úc đi học với mục đích định cư sau khi du học Úc. Bạn lưu ý độ tuổi khi bạn tốt nghiệp có SA phải nằm trong độ tuổi còn nộp visa định cư được (hình như 44 hay 45 tuổi).

Đang là điều dưỡng ở Việt Nam/ Nhật/ Sing có thể qua Úc làm điều dưỡng?

Tùy vào bạn tốt nghiệp ở đâu và bằng cấp có được Úc công nhận không. Cái này bạn phải vào  Australian Health Practitioner Regulation Agency (Ahpra, Cơ quan quản lý hành nghề y tế Úc) để xem có pass Skill Assessment và qua Úc làm nurse không. Nếu không muốn tự tìm hiểu thì bạn liên hệ với agent tư vấn định cư để họ làm cho. Theo mình biết thì bằng cấp Việt Nam, Malaysia, Nhật, Hàn không được Úc công nhận. Dù bạn đã có bằng cấp từ những nước này và đi làm ở một nước được Úc công nhận kinh nghiệm (như Sing chẳng hạn) thì bạn vẫn KHÔNG được Úc công nhận. Cho dù cùng nơi bạn làm có người học ở Sing, ở Philippines và có thể sang Úc làm điều dưỡng, vì Úc công nhận bằng cấp từ những nước này. Mình xin phép không tư vấn, không trả lời những câu hỏi mang tính cá nhân và bạn phải tự tìm hiểu thêm.

Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều bạn. Tham khảo bài viết Độc thân, tự túc tài chính du học Úc làm sao để vừa làm vừa để tiền học nhé.

LINK GIỚI THIỆU DỊCH VỤ GỬI TIỀN VỀ VIỆT NAM CHI PHÍ THẤP

Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian,; gửi tiền tay ba (tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại) thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp như:

Remitly (dành cho bạn ở mọi nước). http://remit.ly/ymfe3e. Click vào link của Quyên sẽ được tặng 20$ nếu gửi trên 100$ lần đầu tiên

Masterremit (dành cho bạn ở mọi nước) Referal code QUYEN16334 hoặc link https://www.masterremit.com/r/QUYEN16334. Click vào link của Quyên được tặng 30$ khi bạn gửi lần đầu tiên từ 200$

Orbitremit (dành cho bạn ở mọi nước): https://orbitremit.com/r/Z16PVG. Link giới thiệu miễn phí giao dịch lần đầu tiên

Western Union (dành cho bạn nào ở Mĩ) https://ssqt.co/mQtcDJM Link tặng e-voucher Amazon 20USD cho các bạn gửi từ 100USD trở lên trong lần gửi đầu tiên

Ưu điểm 1: Miễn phí lần đầu tiên giao dịch. Bí kíp của mình là ĐĂNG KÍ TẤT CẢ các dịch vụ qua link giới thiệu như trên, vì nếu tự đăng kí thì nhiều web không cho bạn hưởng ưu đãi như vậy, sau đó mỗi web bạn dùng một giao dịch, thì bạn có thể tiết kiệm tới 2 3 lần chuyển khoản (nếu chuyển trên 10.000 một lần thì bạn tiết kiệm được kha khá rồi).

Ưu điểm 2: Chủ động về tỉ giá. Ngay khi thấy tỉ giá có lợi, bạn có thể giao dịch chuyển tiền về Việt Nam ngay. Không bị bị động như khi chuyển qua ngân hàng hoặc tìm người swap tiền vì nhiều lúc chỉ qua 1 ngày tỉ giá đã lệch tới vài trăm ngàn VND.

(Visited 3,037 times, 1 visits today)

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.