Chào cả nhà, mình làm điều dưỡng ở Úc và thấy có khá nhiều nghề trong nhóm allied health (chuyên viên y tế liên ngành) trong danh sách định cư dài hạn mà chưa được nhiều người Việt mình biết đến. Mình muốn chia sẻ một số thông tin về những ngành này cho những bạn muốn tham khảo chọn ngành du học cho con đường leo đỉnh OlymPR. Hy vọng sẽ giúp ích cho những người cần.
Trong khối hành sức khỏe ở Úc, mọi người hay gọi tắt Occupational Therapist là OT. Trước đây khi chưa hiểu về công việc của chuyên viên trị liệu nghề nghiệp, mình cứ tưởng Occupational Therapist là những người tư vấn về việc làm hihi. Rất nhiều người cũng không hiểu về công việc của Occupational Therapist cho tới khi cần tới y tế liên ngành. OT hay bị nhẫm lẫn với vật lý trị liệu (physiology) nhưng hai ngành này có nhiều điểm giống và khác nhau.
Occupational Therapist thường làm trong bệnh viện, phòng khám công cộng và tư nhân, viện dưỡng lão, y tế cộng đồng, cơ sở sức khỏe tâm thần, dịch vụ cai nghiện rượu và ma túy, cơ quan chính phủ… Úc có nhu cầu rất lớn đối với nhân lực ngành Occupational Therapist, các bạn có thể học đại học hoặc cao học để lấy skill assessment nghề này cho mục đích leo đỉnh OlymPR.
Khi nào thì bạn cần một Occupational Therapist?
Khi một người bị chấn thương do tai nạn, mắc bệnh, bị khuyết tật ngắn hạn hoặc dài hạn, gặp hạn chế về sức khỏe thể chất và cả tinh thần, hoặc khi già yếu, họ sẽ được giới thiệu tới gặp Occupational Therapist. Occupational Therapist đóng vai trò phát huy tối đa khả năng trong cuộc sống hàng ngày của một cá nhân, từ những việc trong nhà như tự chăm sóc, tắm rửa, mặc quần áo, chuẩn bị thức ăn, tới các hoạt động ngoài xã hội, làm việc, tình nguyện, chăm sóc người khác (vd quản lý chi tiêu, mua sắm, chăm sóc trẻ em…) tham gia hoạt động giải trí, tham gia vào hội nhóm cộng đồng, thực hiện sở thích. OT cũng có thể tác động tới chỗ làm/ trường học để thay đổi một số điểm giúp khách hàng có thể phát huy tối đa khả năng và được thoải mái trong môi trường xã hội.
Công việc của Occupational Therapist trong chăm sóc người già/ người khuyết tật
Úc có chính sách phúc lợi xã hội rất tốt cho những người già, người khuyết tật. Trong trường hợp họ ở trong nhà riêng, thì Occupational Therapist sẽ tới nhà để đánh giá xem nhà ở có phù hợp với nhu cầu và tình trạng của mỗi cá nhân hay không, và đưa ra những phương án bổ sung, sửa đổi giúp người già, người khuyết tật được độc lập tối đa trong những hoạt động hằng ngày và giảm thiểu nguy cơ trượt ngã, ví dụ như lắp thêm tay vịn vào nhà vệ sinh, vào bậc thang, trang bị ghế tắm hoặc ghế đi vệ sinh, hoặc với những nhà có kết cấu vốn không thuận tiện cho người có nguy cơ té ngã cao (high fall risk, một trong những tiêu chí rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ở Úc) thì họ sẽ đề nghị lắp stairlift (xe điện leo thang) nếu thang cao, accessibility ramps (dốc lăn nếu là bậc tam cấp), lắp tay vịn vào giường để họ có thể vịn vào khi ngồi dậy, hạn chế té ngã.
Occupational Therapist với những bệnh nhân nội/ ngoại trú
Nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện do bệnh tật, do gặp tai nạn giao thông, đã phẫu thuật và điều trị xong nhưng chưa được xuất viện cũng do Occupational Therapist cần thời gian điều chỉnh nhà cửa cho phù hợp, nếu thấy nhà không an toàn và chưa sắp xếp được home care service (trường hợp bệnh nhân không có người chăm sóc) thì họ sẽ tiếp tục giữ bệnh nhân trong bệnh viện.
OT cũng có thể giúp người khuyết tật thuận tiện hơn trong công việc, bằng cách sửa đổi môi trường làm việc, ví dụ thiết kế bàn ghế làm việc cho phù hợp, bảo đảm nhà vệ sinh của chỗ làm disability accessible. Hoặc OT có thể giúp một người chậm phát triển trí tuệ học cách đi xe buýt, hay học cách đi siêu thị mua đồ dùng cá nhân. Tóm lại là phát huy sự độc lập một cách tối đa. Dĩ nhiên là nếu không đạt được mục tiêu đó thì NDIS vẫn sẽ cấp kinh phí cho mỗi người khuyết tật để có các dịch vụ chăm sóc.
Occupational Therapist trong chăm sóc nhi khoa, trẻ em chậm phát triển
Một ví dụ về công việc của điều dưỡng phối hợp với OT trong chăm sóc bệnh nhi. Ở Úc, mỗi trẻ em được đi khám định kì để theo dõi sự phát triển của bé. Mỗi nhóm tuổi sẽ có một bài kiểm tra riêng, bao gồm từ chiều cao, cân nặng tới khả năng ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, vận động… Và nếu thấy có sự chậm phát triển ở bất kì nhóm kĩ năng nào, hay nếu gia đình thấy có lo lắng gì về bé (vd bé hay quay đầu nhìn bên phải mà k nhìn bên trái, 2 tuổi mà bé chưa nói), thì child and family nurse sẽ liên hệ với GP, bác sĩ chuyên khoa và các dịch vụ phát triển trẻ em (mỗi bang có dịch vụ chính phủ/ tư nhân, thường gọi là children development team, Early childhood intervention services…) để theo dõi chuyên sâu, xin ngân sách từ NDIS để bé có thể được tiếp cận với chuyên viên y tế liên ngành, hỗ trợ chi phí bỉm tã… Careplan của mỗi bé được lập cùng với bố mẹ và tùy theo nhu cầu của gia đình/ của bé. Vd nếu gia đình muốn con có thể tự đi học mà không cần đưa đón, OT có thể giúp em tự đi xe buýt (school bus của trường) đi học mỗi sáng, xuống xe rồi tự vào lớp học, không cần bố mẹ đưa đón, hoặc với những bé chậm về khả năng tự chăm sóc bản thân, thì OT sẽ giúp bé học cách tự đi vệ sinh, tự mang giày dép… Dịch vụ OT được chi trả bởi chính phủ, tuy nhiên vì nhân lực và funding có hạn, danh sách chờ gặp allied health công khá dài, thường là 6~ 12 tháng, ở regional càng thiếu chuyên gia, mỗi bé chỉ có thể gặp OT mỗi 2 tuần hay 1 tháng, OT sẽ hướng dẫn cho bố mẹ, để bố mẹ tập cho bé mỗi ngày.
Hy vọng bài viết cung cấp được nhiều thông tin về OT, Mình chỉ làm việc với OT thường xuyên, chứ không làm OT nên nếu có nói sai chỗ nào thì các bạn góp ý dùm với nha. Nếu bạn muốn đọc thêm về khối ngành sức khỏe ở Úc với mục đích học tập hay đơn giản là để biết thêm về hệ thống y tế/ phúc lợi xã hội ở Úc thì có thể tham khảo ebook này:
5s quảng cáo: Là phụ nữ độc thân, sau 5 năm làm việc ở New Zealand, Úc và tự túc du học Úc và nay đang làm việc ở Úc, Quyên nghĩ có lẽ kinh nghiệm của mình sẽ giúp đỡ cho ai đó cần. Ít nhất là giúp những người sinh ra không ở trong vạch đích – như Quyên – thấy chút hy vọng và thấy được những cơ hội phía trước. Từ đó Quyên nảy ra ý định viết một cuốn ebook về những kinh nghiệm của Quyên. Nội dung bao quanh sống và làm việc ở nước ngoài, kĩ năng sinh tồn ở xứ người, tìm việc lương cao, kĩ năng ứng xử khi bị phân biệt chủng tộc, đối phó với những điều bất như ý… Nếu bạn cảm thấy đây là những gì bạn muốn đọc, muốn tặng cho người thân yêu của mình thì vui lòng click vào link điền form tham khảo ý kiến và đặt mua ebook này để Quyên tham khảo và tiến hành viết nhé. Mọi câu hỏi thắc mắc vui lòng inbox Facebook page The Nomad Queen (Quyen Nguyen), email thenomadqueen@gmail.com
Bạn cũng có thể tham gia group Du học/làm việc trong khối ngành sức khỏe ở Úc mình lập ra trên Facebook nhằm mục đích kết nối những người mong muốn du học, làm việc trong khối ngành sức khỏe và những chuyên gia đã hành nghề tại Úc, chia sẻ thông tin và mình cũng sẽ đăng một số mục của ebook lên cho các bạn đọc tham khảo trước khi ebook được phát hành chính thức.