Speech Therapist chuyên viên ngôn ngữ trị liệu là làm gì?

Speech therapist hay còn được gọi tắt kiểu Úc là speechie. Chuyên viên ngôn ngữ trị liệu làm việc với những người gặp khó khăn trong giao tiếp do chậm phát triển, trẻ em gặp khó khăn trong giao tiếp ở trường lớp, thiểu năng trí tuệ, bại não, mất trí nhớ và mất thính giác, người có tật nói lắp và muốn nói lưu loát và tự tin hơn, khó khăn về chất lượng giọng nói, cao độ hoặc độ to, khàn giọng hoặc khó thở, cũng như các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến lời nói và ngôn ngữ. Họ giúp mọi người tìm ra cách giao tiếp tốt nhất, bằng cách cải thiện cách nói rõ ràng hoặc trôi chảy, hoặc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và cử chỉ. Những người tập nói sau khi bị chấn thương sọ não, một người đang gặp khó khăn khi nuốt một cách an toàn sau cơn đột quỵ.cũng có thể được tập nuốt an toàn mà không bị nghẹn và/hoặc lấy lại kỹ năng giao tiếp nhờ chuyên viên ngôn ngữ trị liệu.

Speechie làm việc ở bệnh viện, trường học, nơi chăm sóc người già, người khuyết tật, cơ sở sức khỏe tâm thần và một chuyên môn rất quan trọng của speechie là giúp can thiệp sớm cho trẻ em (early childhood intervention).

Đây là một ngành trong chương về chuyên viên y tế liên ngành trong ebook về ngành điều dưỡng/ khối ngành sức khỏe tại Úc, order tại link https://thenomadqueen.com/ebook-lam-viec-du-hoc-uc-tu-tuc/

Speech Therapist – ngôn ngữ trị liệu trong can thiệp sớm cho trẻ em

Như đã viết trong phần Occupational Therapist, khi khám định kì và thấy bé chậm phát triển về khả năng nghe-nói thì child and family health nurse sẽ hướng dẫn gia đình và bé tới gặp speechie. Vd theo thang đo tiêu chuẩn, từ 6 đến 9 tháng tuổi: trẻ bập bẹ phát âm các âm tiết và bắt đầu bắt chước âm sắc và âm thanh lời nói, 12 tháng: những từ đầu tiên của trẻ thường xuất hiện, 18 tháng ~ 24 tháng, trẻ sử dụng khoảng 50 từ và sẽ bắt đầu ghép hai từ lại với nhau thành cụm từ hoặc câu ngắn. Theo thang đo này, dấu hiệu chậm phát triển có thể là chưa biết tạo âm thanh (có khẩu hình nhưng không có tiếng), nói những từ không có nghĩa, khó hiểu những gì người khác nói, khó sử dụng các từ và câu để diễn đạt ý tưởng…

Song song với việc gặp chuyên viên ngôn ngữ trị liệu speechie thì nurse cũng sẽ refer bé gặp audiologist để làm những bài kiểm tra về khả năng nghe, xác định bé có tật điếc hay nghe kém. Nhiều bé có vấn đề về ngôn ngữ cũng sẽ bị chậm phát triển về kĩ năng xã hội, vì thế cần một team phát triển trẻ em gồm nurse, OT, chuyên viên ngôn ngữ trị liệu theo dõi, làm báo cáo, hồ sơ cho bé, giới thiệu bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện cùng tuyến để theo dõi định kì với bác sĩ, và để được chẩn đoán chứng tự kỷ, bại não hoặc thiểu năng trí tuệ. Có chẩn đoán của bác sĩ cũng sẽ giúp bé tiếp cận với các nguồn lực xã hội (như đặt lịch tập luyện với OT và speechie), bảo hiểm khuyết tật NDIS nhanh chóng hơn. Cũng như OT, vì nguồn lực speechie có hạn nên danh sách chờ dịch vụ công khá lâu, bạn có thể dùng bảo hiểm tư hoặc chi phí cá nhân để liên hệ các speechie làm dịch vụ tư.

Để đạt được có chứng chỉ hành nghề chuyên viên ngôn ngữ trị liệu – Certified Practising Speech Pathologist (CPSP), bạn cần hoàn thành khóa học đại học hoặc cao học về Speech Pathology. Nhiều khóa cao học nhận sinh viên có bằng đại học trái nghề, bạn nên đọc kĩ yêu cầu của mỗi trường nhé. Tìm hiểu thông tin tại Speech Pathology Australia website.

(Visited 373 times, 1 visits today)

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.