Vừa du lịch vừa kiếm tiền là một trong những điều tuyệt vời nhất là visa working holiday New Zealand mang lại cho giới trẻ Việt Nam. Nhiều bạn có inbox nhắn nhủ minh chia sẻ về chi phí và thu nhập khi ở NZ. Ngoài việc du lịch, trải nghiệm, có lẽ ai cũng muốn có thể dư dả chút đỉnh để có thể thực hiện mục đích du học, định cư, mang về làm vốn kinh doanh… Mỗi người, mỗi công việc, mỗi ngành nghề mỗi khác. Những con số mình đưa ra trong bài viết này là ở mặt bằng chung thôi nhé.

Thu nhập khi working holiday New Zealand

Ở New Zealand có hai hình thức trả lương, 1 là trả theo giờ (hourly), 2 là trả theo năng suất lao động (contract)

1. Lương theo giờ:

Trừ khi bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực làm việc, còn không nếu làm farm, làm nhà hàng thì thu nhập khi working holiday ở mức minimum wage là 16.5NZD. Min wage mới được nâng từ ngày 1/4/2018, trước đó chỉ có 15.75. Theo lệ trình đề ra của thủ tướng chính phủ, đến năm 2021, mức min wage sẽ được tăng đến 20NZD.

Trung bình bạn làm việc 1 ngày 8 tiếng, 1 tuần 5 ngày => thu nhập một tuần là: 16.50 *8*5 = 660 NZD. Làm càng nhiều giờ thì mức lương càng cao. Vì vậy nhiều người thích làm farm dài giờ, làm 2 3 job một lúc để tăng thu nhập.

Ở New Zealand, dù làm bất kì công việc nào bạn cũng phải được trả lương tối thiếu. Không nhiều nơi trả overtime khi bạn làm quá 8 tiếng, hoặc làm việc vào thứ bảy, chủ nhật. Chỉ có một số nhà máy như Talley’s, Sealord trả 1,25 hoặc 1,5 overtime.

Những việc làm dài giờ để nâng cao thu nhập khi working holiday: làm packhouse trong các mùa thu hoạch táo, kiwi, cherry, làm nhà máy (tùy nơi), làm farm vắt sữa bò (đa phần Tây làm nhiều vì rất cực, thể lực châu Á không đua lại).

2. Lương theo năng suất: 

Đối với các job làm nông, vd như hái trái cây, rau củ (đọc thêm bài hái cherry, blueberry ở NZ), một số nhà máy muốn thúc đẩy năng suất và tiết kiệm chi phí nhân công thì họ sẽ trả theo năng suất. Làm càng nhanh, càng hiệu quả thì bạn sẽ được trả lương theo contract, cao hơn mức min wage.

Nói cho dễ hiểu, vd một farm quy định 1 rổ cherry 5 kí là 7NZD, có nghĩa là hái tầm 2,5 rổ 1 tiếng thì bạn đã cày đủ 16.5NZD = minwage. Nếu hái được 5 rổ 1 tiếng thì bạn kiếm được 35NZD 1 giờ. Dù chỉ hái được một rổ, dưới mức min wage thì chủ vẫn phải top-up và trả lương min wage cho bạn, vì đây là quy định của nhà nước. Tuy nhiên nếu làm chậm quá, phải top-up nhiều thì bạn có thể cho nghỉ việc.

Những việc dễ làm contract: hái trái cây, mở sò…

Chi phí sống ở New Zealand

Ở đây chỉ đề cập đến chi phí sinh hoạt ở New Zealand, về chi phí xin visa, vé máy bay… trước khi sang NZ thì bạn có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn nộp visa working holiday New Zealand cho người Việt Nam

1. Thuế thu nhập cá nhân

Trước khi bắt đầu làm việc, chủ sẽ yêu cầu bạn một số thông tin, bao gồm hộ chiếu, visa, số tài khoản ngân hàng và mã số thuế IRD number. Lương sẽ được trả bằng cách chuyển khoản vào bank account sau khi đã được trừ thuế.

Mức thuế sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập và mã thuế (tax code) của bạn. Thông thường tax code thu nhập khi working holiday là M. Các công ty sẽ có form hướng dẫn để bạn chọn taxcode phù hợp, không phải lo.

Mức thuế được áp dụng hiện tại là:

  • Thu nhập trong năm đến NZ$14,000 – 10.05%.
  • Thu nhập trong năm từ NZ$14,001 đến NZ$48,000 – 17.05%.
  • Thu nhập trong năm từ NZ$48,001 đến NZ$70,000 – 30%.
  • Thu nhập hàng năm trên NZ$70,001 – 33%.
  • Không có mã IRD (trốn thuế) – 45%.

Cập nhật thông tin mới nhất trong website

Đa phần mọi người có thu nhập ở khoảng NZ$14,001 đến NZ$48,000 và bị đánh thuế 17.05%, mức thuế sẽ được trừ trong mỗi payslip (bảng lương) bạn nhận được, thường trả theo tuần hoặc hai tuần một lần.

Sau 1 năm, tầm đầu tháng 4, gần kết thúc năm tài chính thì bạn có thể đăng kí hoàn thuế một phần thu nhập, mình sẽ viết sau.

vật giá ở New Zealand khá đắt đỏ so với thu nhập của dân working holiday

2. Chi phí sinh hoạt

  • Tiền thuê nhà:

Nếu ở hostel hoặc shared room thì khoảng 100 ~120NZD/ tuần nếu ở thành phố nhỏ, ở các thành phố lớn (Auckland, Wellington…) hoặc Queenstown (nhỏ nhưng luôn đông đúc, đắt đỏ) thì tầm 130 ~ 170NZD/tuần tùy vị trí.

Nếu có nhóm nhiều người và ở lâu dài một nơi thì bạn cũng có thể rủ nhau thuê một căn rồi share nhau ở, sẽ rẻ hơn, nhưng thường phải làm hợp đồng thuê ít nhất 6 tháng.

  • Ăn uống:

Nhiều người bảo là chi phí vật giá ở NZ mắc hơn ở Úc và châu Âu. Thường một tuần người tiết kiệm tốn khoảng 40 ~50NZD tiền đi chợ, thoải mái hơn thì 60 ~70NZD.

Rượu bia ở NZ không mắc lắm vì sản xuất nội địa. Ai mê vang thì tới NZ là đúng chỗ luôn, chỉ tầm 15 ~18NZD là có một chai vang ngon (ở VN thường giá gấp đôi vì thuế đánh lên rượu cao).

  • Xe cộ:

Xăng/ dầu tầm khoảng 1,95 ~ 2,02/ lít, cũng là mức khá cao vì họ phải nhập khẩu. Trung bình xăng xe một người tốn khoảng 20 ~30NZD/tuần để đi làm. Nếu không có xe thì bạn có thể hỏi ai đi làm chung, có xe và nhờ chở để share tiền xăng. Thường các bạn hay tính 10, 20NZD/ tuần hoặc 2 ~ 3NZD/ ngày, tùy chủ xe, bạn có thể deal.

Trung bình nếu làm 40 tiếng lương cơ bản, sau thuế và tiền thuê nhà, ăn uống thì một người dư được khoảng 300~ 350NZD một tuần. Ai làm contract giỏi, làm nhiều giờ, sống tiết kiệm thì thu nhập và saving có thể cao hơn. Mình nghe đồn ở đảo Nam chi phí sinh hoạt, ăn uống và xăng mắc hơn đảo Bắc nên nhiều người sống ở đảo Bắc cho tiết kiệm. Nhưng đảo Nam đẹp hơn, mình dành nhiều thời gian ở đây hơn và không tiếc tí nào.

Ngoài những chi phí trên thì có những chi phí phát sinh như:

  • Ăn ngoài

Tầm khoảng 13 ~ 20NZD một món ăn ở nhà hàng bình dân, bistro thì tầm 25~40NZD, nhà hàng cao cấp thì mắc hơn chút. NZ không phải là quốc gia đặc sắc về ẩm thực, nên bạn có thể thấy nhà hàng Thái, Ấn khá nhiều. Hỏi món ăn truyền thống của NZ là gì, họ sẽ trả lời là fish&chip (miếng fillet cá chiên với khoai tây chiên), tầm 7~ 10NZD là có 1 phần. Nếu ăn ngoài nhiều thì hơi khó tiết kiệm vì ở đây làm được ít tiền.

  • Bar/club

Một món uống tầm 5 ~6NZD đến 8~9NZD cho bia. Tùy bar, tùy vùng mà giá chênh lệch. Ở New Zealand mình thấy tiền nhậu không mắc, vì vậy bọn ăn nhậu hay uống nhiều và kết quả là mau nghèo :)) Đặc biệt là ở Queenstown, ở đây rất khó tiết kiệm vì đi đâu cũng toàn bar với club, đi làm ra là bạn bè lại rủ nhau ăn nhậu, chi phí sống cao.

  • Du lịch

Nhất định là bạn phải đi du lịch rồi. Đã đến xứ Chúa tể những chiếc nhẫn mà không đi du lịch thì rất tiếc. Mình sẽ viết về chi phí du lịch New Zealand trong bài viết khác. Tham khảo thêm mục du lịch New Zealand nhé.

Về câu hỏi thu nhập khi working holiday là bao nhiêu, một năm để dành được bao nhiêu tiền khi đi working holiday, thì các bạn có thể tham khảo những con số trên đây và tự tính toán nhé. Chắc chắn là sau một năm làm việc, du lịch bạn sẽ có dư, ít hay nhiều là tùy ở bạn thôi. Những người mình biết thì tầm xấp xỉ 10.000NZD, ai chăm chỉ chỉ làm và không đi chơi quanh năm thì gấp đôi gấp ba mức đó cũng có khả năng. Còn mình thì… huhu mọi người đừng hỏi nhé 😉

Các dịch vụ gửi tiền về Việt Nam chi phí thấp

Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian,; gửi tiền tay ba (tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại) thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp như:

Remitly (chuyển tiền trong ngày). http://remit.ly/ymfe3e. Click vào link của Quyên sẽ được tặng 20$ nếu gửi trên 100$ lần đầu tiên

Orbitremit(chuyển tiền trong ngày): https://orbitremit.com/r/Z16PVG. Link giới thiệu miễn phí giao dịch lần đầu tiên

Ưu điểm 1: Miễn phí lần đầu tiên giao dịch. Bí kíp của mình là ĐĂNG KÍ TẤT CẢ các dịch vụ qua link giới thiệu như trên, vì nếu tự đăng kí thì nhiều web không cho bạn hưởng ưu đãi như vậy, sau đó mỗi web bạn dùng một giao dịch, thì bạn có thể tiết kiệm tới 2 3 lần chuyển khoản (nếu chuyển trên 10.000 một lần thì bạn tiết kiệm được kha khá rồi).

Ưu điểm 2: Chủ động về tỉ giá. Ngay khi thấy tỉ giá có lợi, bạn có thể giao dịch chuyển tiền về Việt Nam ngay. Không bị bị động như khi chuyển qua ngân hàng hoặc tìm người swap tiền vì nhiều lúc chỉ qua 1 ngày tỉ giá đã lệch tới vài trăm ngàn VND.

(Visited 5,432 times, 1 visits today)

3 Comments

  1. Pingback: Những điều cần biết trước khi đi working holiday Úc và NZ -

  2. Pingback: Định cư Úc sau visa working holiday - THE NOMAD QUEEN

  3. Pingback: Vì sao mình du học Úc ngành Điều dưỡng? - THE NOMAD QUEEN

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.