Chào cả nhà, hôm nay mới viết bài chia sẻ kinh nghiệm thực tập điều dưỡng (Nursing) ớ Úc. Kể từ bài viết Vì sao mình du học Úc ngành Điều dưỡng thì Q nhận được rất nhiều câu hỏi về việc học ở Úc như thế nào, thực tập có khó không… Q cũng ngại nói trước bước không qua nên mãi sau 3 năm học thì Q mới viết bài kể lể. Q học ở Darwin, Bắc Úc và cũng thực tập ở đây nên không rành nếu bạn hỏi về học Nursing ở các bang khác nha. Bạn nào có kinh nghiệm thực tập điều dưỡng ở Úc hoặc ở những nước khác thì comment phía dưới để mình biết thêm thông tin với.

Trước khi đọc bài này, các bạn nào chưa biết nghề ngành điều dưỡng ở Úc thì đọc bài Hỏi đáp về học điều dưỡng ở Úc nha.

Là phụ nữ độc thân, sau một 5 năm làm việc ở New Zealand, Úc và tự túc du học Úc và nay đang làm việc ở Úc, Quyên nghĩ có lẽ kinh nghiệm của mình sẽ giúp đỡ cho ai đó cần. Ít nhất là giúp những người sinh ra không ở trong vạch đích – như Quyên – thấy chút hy vọng và thấy được những cơ hội phía trước. Từ đó Quyên nảy ra ý định viết một cuốn ebook về làm việc/ du học Úc tự túc. Nội dung bao quanh sống và làm việc ở nước ngoài, kĩ năng sinh tồn ở xứ người, tìm việc lương cao, kĩ năng ứng xử khi bị phân biệt chủng tộc, đối phó với những điều bất như ý… Nếu bạn cảm thấy đây là những gì bạn muốn đọc, muốn tặng cho người thân yêu của mình thì vui lòng click vào link điền form tham khảo ý kiến ebook này để Quyên tham khảo và tiến hành viết nhé. Mọi câu hỏi thắc mắc vui lòng inbox Facebook  page  The Nomad Queen (Quyen Nguyen), email thenomadqueen@gmail.com

Bạn cũng có thể tham gia group Du học/làm việc trong khối ngành sức khỏe ở Úc mình lập ra nhằm mục đích kết nối những người mong muốn du học, làm việc trong khối ngành sức khỏe và những chuyên gia đã hành nghề tại Úc, chia sẻ thông tin và mình cũng sẽ đăng một số mục của ebook lên cho các bạn đọc tham khảo trước khi ebook được phát hành chính thức.

Ở Bắc Úc thì sinh viên đi thực tập điều dưỡng ở đâu?

Sinh viên Bachelor of Nursing phải hoàn thành ít nhất 800 giờ thực tập để được tốt nghiệp bằng điều dưỡng. Tùy trường mà bạn có thể đi nhiều đợt ngắn ngày hoặc ít đợt nhưng mỗi đợt dài ngày hơn. Trong 3 năm học Bachelor of Nursing thì Q đi thực tập 5,5 đợt. 5 đợt thực tập chuyên khoa/community mỗi đợt là 1 tháng 160 giờ, còn 1 đợt thực tập Mental Health thì 80 giờ. Tính ra là tới 880 giờ lận!
Địa điểm thực tập gồm những setting có điều dưỡng làm việc, vd như nursing home (viện dưỡng lão) / community, clinic (phòng khám) / bệnh viện. Ở Darwin có bệnh viện Royal Darwin Hospital (RDH) và Palmerston Regional Hospital (PRH), ngoài ra nếu muốn thì bạn có thể đi xin trường thực tập ở Katherine, Tennant Creek, Alice Springs… nằm cách Darwin vài trăm đến 1000km.

Phạm vi hành nghề (scope of practice) của thực tập sinh ngành điều dưỡng

Tùy vào năm học ngành điều dưỡng mà phạm vi hành nghề khác nhau, bạn phải theo sát scope of practice, luôn có sự giám sát của preceptor và không đi quá giới hạn phạm vi cho phép. Vd sinh viên năm 1 được cho thuốc over counter và S2, không được chích thuốc hoặc thuốc uống S4 chẳng hạn. Sccope of practice của mỗi trường/ mỗi bang/ bệnh viện sẽ hơi khác một chút nhưng đều nằm trong phạm vi do Australian Health Practitioner Regulation Agency (Ahpra, Cơ quan quản lý hành nghề y tế Úc) đưa ra. Đi quá giới hạn phạm vi cho phép, bạn có thể bị fail và phải thực tập lại hoặc nhẹ thì bị điểm thấp.

Kinh nghiệm thực tập điều dưỡng ở Darwin, Bắc Úc

Surgical Ward – thực tập điều dưỡng Ngoại khoa

Ở Úc, các bệnh nhân nhập viện từ Emergency Department (ED), rồi ED sẽ assess (khám) bệnh nhân, đo lường mức độ nghiêm trọng trước khi quyết định chuyển vào phòng mổ gấp hay chuyển lên khoa chờ phẫu thuật. Surgical Ward ở RDH là khoa chăm sóc hậu phẫu thuật, đa phần các bệnh nhân được chuyển vào sau khi phẫu thuật. Có nhiều ca bệnh nhân ở remote xa xôi hoặc cần nhập viện để theo dõi, thì họ vẫn cho vào khoa rồi chờ mổ.

Đây là kì thực tập điều dưỡng đầu tiên của mình ở RDH, mình thấy rất may mắn vì được vào thực tập ở bệnh viện, vì đa phần sinh viên đi thực tập ở viện dưỡng lão cho kì đầu tiên. Vì được thực tập ở bệnh viện từ đầu nên mình học được nhiều về hệ thống y tế của Úc và bệnh viện, những kĩ năng nursing trong bệnh viện mà các bạn mới thực tập ở viện dưỡng lão vào chưa quen.

Những bệnh nhân ở Surgical Ward thường vào khoa sau phẫu thuật. Tùy vào phẫu thuật gì mà bệnh nhân được phân nhóm vào FNC (Full nursing care, liệt giường hoặc chưa đi lại được, cần hỗ trợ trong mọi hoạt động), ADL (gồm ăn uống, tắm rửa, đi lại, tự chải chuốt mặc quần áo, đi chuyển) hoặc Indep (independant, bệnh nhân độc lập, cần ít sự chăm sóc từ điều dưỡng nhất, chỉ cần theo dõi, cho thuốc). 1 nurse thường chăm sóc 4-5 bệnh nhân ca sáng (7h-15:30), 6-7 bệnh nhân ca chiều (13h-21:30) và tùy nhân sự mà có thể hơn vào ca đêm (21:00-7:30). Nhiệm vụ mỗi ngày gồm tắm rửa vệ sinh, cho thuốc, đưa bệnh nhân đi chụp Xray hoặc siêu âm nếu có hẹn (patient transfer), thay băng vết thương (wound dressing). Trong khoa này mình học được nhiều kĩ năng băng bó vết thương từ cơ bản tới nâng cao rất thú vị, từ băng bó thường tới liệu pháp chân không VAC dressing. Trong bệnh viện có Wound Nurse là người có kinh nghiệm lâu năm về băng bó vết thương, nếu điều dưỡng trong khoa cần hỗ trợ thì có thể gọi bác sĩ hoặc Wound nurse xuống khoa xem.

Medical Ward – thực tập điều dưỡng Nội khoa

Kì thực tập năm 2 thì mình vào Khoa nội. Khi mình thực tập thì khoa nội được dùng làm khoa chăm sóc bệnh nhân Covid nên mình không có quá nhiều kinh nghiệm về nội khoa truyền thống. Tất cả bệnh nhân vào ED xét nghiệm nhanh, nếu có Covid sẽ chuyển lên khoa Covid, hoặc cũng có những bệnh nhân nhiễm Covid dù ở trong bệnh viện do lây nhiễm chéo được chuyển lên đây. Vì vậy mà trong khoa Covid có nhiều bệnh nhân từ khoa ngoại, khoa thận tới chấn thương chỉnh hình đủ cả. Ở cả khoa ngoại và nội thì điều dưỡng đều có những công việc tương tự như theo dõi huyết áp, chỉ số đường cho bệnh nhân ung thư, thuốc thường là từ 8h, 12h 18h và 20h, lấy máu hoặc lấy mẫu nước tiểu, phân xét nghiệm, đổi drap giường, giúp đỡ bệnh nhân tắm rửa đi lại…

Hospice/ Palliative Care – thực tập điều dưỡng dưỡng an cuối đời/ chăm sóc giảm nhẹ

Kì thực tập năm 3 mình vào Hospice, Palliative Care (PC) là khi mà ở Việt Nam mình hay gọi là “bác sĩ kêu đưa về nhà”, mình tìm hiểu thông tin ở Việt Nam thì thấy giải thích Palliative Care là “phương pháp nhằm giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau, tạo mội trường thoải mái thân thiện, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, giảm gánh nặng cho thân nhân bệnh nhân”. Nói thêm, ở các nước phát triển như Úc có chính sách phúc lợi tốt, họ đề cao sự tự lập và tự do của mỗi cá nhân, nên dù ở nhà có người già, bệnh thì chính phủ có những gói hỗ trợ chi phí chăm sóc và người nhà bệnh nhân có thể liên lạc với những dịch vụ nursing ở khu vực miễn là có thể claim được từ gói hỗ trợ của chính phủ. Vì vậy không có chuyện một người phải nghỉ làm, hy sinh cuộc sống cá nhân để ở nhà chăm sóc người khuyết tật hoặc người già, người bệnh liệt giường, vì như vậy là không công bằng với người nhà bệnh nhân, khiến cho họ không có cuộc sống riêng.

PC có chuyên khoa gồm đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng, chủ yếu theo dõi những bệnh nhân ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thời kì cuối, nói chuyện với bệnh nhân về những phương pháp chăm sóc cuối đời, liên hệ bệnh nhân vào Hospice hoặc nếu bệnh nhân từ chối ở Hospice thì có thể về nhà, PC nurse sẽ liên kết nursing services để bệnh nhân được chăm sóc cuối đời.

Trong một số trường hợp nếu bệnh nhân ung thư nặng, bác sĩ chẩn đoán không sống quá 3~ 6 tháng, không có chỗ ở thuận lợi cho sinh hoạt hàng ngày, không có người/ dịch vụ chăm sóc 24/24 thì sẽ được chuyển vào Hospice (nhà an dưỡng cuối đời). Hospice ở RDH là một tòa nhà biệt lập và nhiều người nói đây là một trong những Hospice tuyệt nhất ở Úc mà họ thấy. Ở Hospice không cần kiểm tra huyết áp hay đường huyết mỗi ngày, bệnh nhân có thể uống rượu bia, hút thuốc tùy thích, tận hưởng những ngày cuối đời. Công việc chủ yếu là vệ sinh mỗi ngày, nói chuyện với bệnh nhân, với người nhà bệnh nhân (thường họ đi làm fulltime, qua thăm sau giờ làm hoặc cũng có thể ở lại qua đêm), cho thuốc opiods liều cao liên tục để giảm đau cho bệnh nhân, khi bệnh nhân qua đời thì tắm rửa rồi gọi cho nhà xác tới, sau đó công ty an táng sẽ liên lạc với nhà xác để đưa đi an táng. Ở PC còn có social worker giúp bệnh nhân lập di chúc và liên hệ với các đại diện pháp luật cho bệnh nhân khi qua đời, pastor coordinator là mục sư, chủ yếu chăm sóc về tinh thần cho người bệnh. Tuần 1 lần có therapy dog là những chú chó trị liệu vào thăm bệnh nhân…

Điều mình thấy tâm đắc nhất khi thực tập ở Hospice là, dù chỉ có 12 phòng bệnh cho 12 bệnh nhân thôi, nhưng họ được quan tâm chăm sóc rất đặc biệt. Mỗi tuần đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, social worker họp 1 tiếng để nói về tình trạng bệnh, tâm lý của bệnh nhân và tổng thể những vấn đề ngoài xã hội của bệnh nhân để giúp họ ra đi yên bình nhất, và người nhà cũng không phải lo lắng nhiều. Vd như nếu bệnh nhân sống 1 mình và có nuôi chó mèo, social worker sẽ đưa vật nuôi vào những trung tâm chăm sóc tình nguyện để bệnh nhân không phải lo lắng, hoặc pastor coordinator sẽ liên lạc với người nhà bệnh nhân sau khi qua đời để giúp họ trải qua quá trình đau buồn khi mất người thân (grief/ bereavement), nếu cần có thể liên hệ mental health services cho người nhà. Đây cũng là những chủ đề được học trong trường ĐH ở Úc.

Một số điều mình nhận ra sau khi đi thực tập điều dưỡng ở Hospice:

– Khi ra đi thì không ai trong chúng ta mang gì theo được hết, vì vậy khi còn sống vui được bao nhiêu thì vui, làm ra nhiều tiền nhớ xài bớt, đi du lịch, hưởng thụ, đừng quá chăm chỉ làm giàu, tích cóp, keo kiệt bon chen quá.

– Phải có đầu tư và bảo hiểm để lúc bệnh lúc già yếu có tiền/bảo hiểm trang trải

– “Triệu người quen có mấy người thân, khi lìa trần có mấy người đưa…”, nhiều người trong những ngày cuối đời nằm một mình không có người tới thăm hỏi, bởi vậy dành thời gian cho bản thân và những người quan trọng nhất cuộc đời thôi là đủ, chất lượng hơn là số lượng, không nên tiêu tốn quá nhiều năng lượng cho những người không đủ quan trọng trong cuộc sống của mình.

Ở Hospice bạn sẽ nhận thấy nhiều quan điểm khác nhau về cái chết và cách đối diện với việc người thân qua đời của mỗi người cũng mỗi khác. Có những cái người Việt Nam mình có thể thấy là vô tâm nhưng với người Úc thì họ thấy hoàn toàn bình thường.

Recovery/ Perioperative – thực tập điều dưỡng chăm sóc hậu phẫu thuật / điều dưỡng phòng mổ

Kì thực tập chuyên khoa, mình được xếp vào Perioperative, một tháng ở theater mình được thực tập ở nhiều bộ phận, đầu tiên là Recovery (chăm sóc hậu phẫu), ở đây điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân 1:1, theo dõi bệnh nhân từ lúc còn gây mê tới lúc tỉnh, cái chính là airway management, làm ABCDE assessment trước và sau khi bệnh nhân tỉnh dậy, theo dõi liên tục điện tim đồ cho tới khi bệnh nhân ổn định rồi cho xuất viện hoặc chuyển lên chuyên khoa tùy phẫu thuật. Là sinh viên nên mình chỉ được xếp vào những tiểu phẫu, nội soi, chấn thương chỉnh hình nhẹ hoặc mổ lấy thai chứ không vào trauma (chấn thương nặng).

Trong phòng mổ thì mình cũng thử qua 3 vị trí là aneasthetic nurse điều dưỡng gây mê, scrub/scout (2 điều dưỡng phụ mổ). Những công việc chính của điều dưỡng gây mê ở Úc là gặp bệnh nhân sau bước pre-op, trước khi vô phòng mổ, giúp ổn định tinh thần bệnh nhân, giúp bác sĩ gây mê lấy thuốc/ truyền nước biển/ theo dõi airway của bênh nhân sau khi gây mê. Srub/scout nurse chuẩn bị dụng cụ mổ, một người đưa dụng cụ, một người vô trùng, hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật. Pre-op (giúp bệnh nhân check in, thay đồ, vào phòng chờ) và post-op (đảm bảo bệnh nhân ổn định, đưa thông tin chăm sóc trước khi cho bệnh nhân xuất viện, giúp gọi điện cho người nhà đưa đón) đa phần là EN làm nhưng một số bệnh viện RN cũng làm pre và post-op.

Community – thực tập điều dưỡng y tế cộng đồng

Thực tập y tế cộng đồng có thể làm năm 2 hoặc năm 3, bạn có thể được đưa vào General Practice (bác sĩ gia đình), các clinic có điều dưỡng vd phòng khám nhi khoa, community nursing serivces (những dịch vụ cung cấp điều dưỡng tới nhà đưa thuốc, theo dõi bệnh nhân). Mình được xếp vào một dịch vụ community nursing, tới nhà bệnh nhân để thay băng bó, chích thuốc (chủ yếu là bệnh nhân không tự chích insulin được, hoặc bệnh nhân palliative tại nhà), vệ sinh ống thông tĩnh mạch, đặt/ tháo ống thông tiểu. Có một số kĩ năng điều dưỡng ngay cả trong bệnh viện cũng ít làm nhưng community nurse lại làm nhiều hơn như đặt/ tháo ống tiểu chẳng hạn.

Mental Health – điều dưỡng khoa chăm sóc sức khỏe tinh thần

Thật sự mà nói ở Việt Nam, mental health, sức khỏe tinh thần, mới được quan tâm những năm gần đây, đặc biệt là sau Covid, khi nhiều người quan tâm tới sức khỏe tinh thần và truyền thông cũng đề cập tới chủ đề này nhiều hơn. Tầm 5 7 năm trước thì mới chỉ có một vài người tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trị liệu làm truyền thông về lĩnh vực này.

Trong bệnh viện, bệnh nhân khoa tâm thần không chỉ là những trường hợp bệnh nặng mãn tính như tâm thần phân liệt, rối loại ám ảnh cưỡng chế… và thường xuyên không kiểm soát được hành vi, tâm lý, thì cũng có những bệnh, triệu chứng có thể không biểu hiện ra bên ngoài nhưng ăn dần ăn mòn tâm hồn từ bên trong như trầm cảm, căng thẳng, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Đặc biệt PTSD có lẽ rất rất nhiều người Việt mình mắc phải do hậu quả của chiến tranh từ thế hệ trước ảnh hưởng tới cách giáo dục con cái trong thế hệ này và thế hệ sau.

Tùy vào nơi thực tập mà những kĩ năng của điều dưỡng chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng khác nhau. Vd mình thực tập trong một clinic cho bệnh nhân nội trú với mental distress nhẹ, bệnh nhân ổn định và không có triệu chứng cấp tính, kĩ năng cần nhất có lẽ là giao tiếp. Ở đây bệnh nhân được tư vấn với bác sĩ tâm thần và đa phần dùng thuốc chống trầm cảm, tham gia những group activities về chủ đề mindfulness (chánh niệm), cognitive behavioural therapy (liệu pháp hành vi nhận thức), acceptance and commitment therapy (liệu pháp chấp nhận và cam kết), hydrotherapy (thủy liệu pháp dùng bồ bơi/ nước biển)… để bệnh nhân có thể gác lại mọi ưu phiền xung quanh để thư giãn, chăm sóc tinh thần. Nghe thì có vẻ giống một chuyến retreat nhưng đa phần những người nhập viện vào clinic nơi mình thực tập có tiền sử bị bạo hành (PTSD) hoặc nghiện rượu, nghiện thuốc lá và muốn vào cai nghiện. Vì là trung tâm tự nguyện nên bệnh nhân cũng rất ổn định.

Bạn cũng có thể được phân vào các phòng khám điều trị tâm lý bệnh nhân ngoại trú. Mình nghe nói ở Victoria hay NSW, sinh viên có thể được phân vào những trung tâm forensic (nhà tù) hoặc những trung tâm cai nghiện lớn với nhiều chuyên khoa như cai nghiện tình dục, chữa chứng biếng ăn thì công việc của mental health nurse cũng khá vất vả, thường sẽ có bảo vệ/ correctional officer theo dõi bệnh nhân và bảo vệ health worker. Health worker không bao giờ tiếp cận bệnh nhân mà không được bảo vệ.

Mình viết bài này vì rất nhiều bạn quan tâm với ngành điều dưỡng ở Úc. Còn rất nhiều lĩnh vực của điều dưỡng mà mình chưa có dịp thực tập nên chưa biết. Bạn nào học điều dưỡng ở Việt Nam/ nước khác có gì hay ho thì comment chia sẻ cho mình biết với nhé!

LINK GIỚI THIỆU DỊCH VỤ GỬI TIỀN VỀ VIỆT NAM CHI PHÍ THẤP

Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian,; gửi tiền tay ba (tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại) thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp như:

Remitly (dành cho bạn ở mọi nước). http://remit.ly/ymfe3e. Click vào link của Quyên sẽ được tặng 20$ nếu gửi trên 100$ lần đầu tiên

Masterremit (dành cho bạn ở mọi nước) Referal code QUYEN16334 hoặc link https://www.masterremit.com/r/QUYEN16334. Click vào link của Quyên được tặng 30$ khi bạn gửi lần đầu tiên từ 200$

Orbitremit (dành cho bạn ở mọi nước): https://orbitremit.com/r/Z16PVG. Link giới thiệu miễn phí giao dịch lần đầu tiên

Western Union (dành cho bạn nào ở Mĩ) https://ssqt.co/mQtcDJM Link tặng e-voucher Amazon 20USD cho các bạn gửi từ 100USD trở lên trong lần gửi đầu tiên

Ưu điểm 1: Miễn phí lần đầu tiên giao dịch. Bí kíp của mình là ĐĂNG KÍ TẤT CẢ các dịch vụ qua link giới thiệu như trên, vì nếu tự đăng kí thì nhiều web không cho bạn hưởng ưu đãi như vậy, sau đó mỗi web bạn dùng một giao dịch, thì bạn có thể tiết kiệm tới 2 3 lần chuyển khoản (nếu chuyển trên 10.000 một lần thì bạn tiết kiệm được kha khá rồi).

Ưu điểm 2: Chủ động về tỉ giá. Ngay khi thấy tỉ giá có lợi, bạn có thể giao dịch chuyển tiền về Việt Nam ngay. Không bị bị động như khi chuyển qua ngân hàng hoặc tìm người swap tiền vì nhiều lúc chỉ qua 1 ngày tỉ giá đã lệch tới vài trăm ngàn VND.

(Visited 1,161 times, 1 visits today)

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.