Khu vực Nelson-Tasman nằm ở phía Tây Bắc của đảo Nam, New Zealand. Gồm có những thành phố trực thuộc như Nelson city, Motueka, Picton, Richmond… Nơi đây nổi tiếng có nhiều farm trồng nho, táo, blueberry, farm rau, hop training (quấn dây hop làm bia)…; nhà máy cá Sealord hay nhà máy thịt, hải sản Talleys… cần người làm quanh năm. Vì vậy có khá nhiều dân working holiday đến làm việc và du lịch. Mình được giới thiệu làm việc trong nông trại rau lớn nhất Richmond, cách thành phố Nelson tầm 10km. Đây là farm rau củ quả lớn nhất khu vực Richmond, họ trồng spinach, califlower, silverbeet, kale, cà rốt, hành, các loại bắp cải… và phân phối khắp các retailer, business partner ở các thành phố lớn ở đảo Nam như Queenstown, Christchurch và Wellington ở đảo Bắc.
Farm có nhiều bộ phận: trồng cây (planting shed) chuyên chuẩn bị hạt giống, trồng cây; team cắt rau thường là các bạn nam khoẻ khoắn mang vác nặng, team rửa và đóng gói (packing shed). Công việc chính của mình là ở packing shed, mỗi ngày rửa rau silverbeet, spinach, celary và leak… . Ngoài ra khi cần thì được điều động ra trồng cây (planting).
Làm việc trong nông trại rau là một trải nghiệm mình chưa từng có. Công việc khá thú vị, mình học hỏi được khá nhiều điều. Lúc đầu cũng ngại cực nhưng làm rồi mới thấy không quá nặng nề mà cũng không quá nhẹ nhàng, ở sức mình cố gắng được. Farm này có khá nhiều các bạn working holiday như mình. Trước khi mình vào có ba bạn Pháp vừa nghỉ. Mình vào cùng lúc với một couple Latvia, đất nước nhỏ xíu với 2 triệu dân gần Nga, một chị Chile đã working holiday ở Úc một năm và giờ sắp xong một năm ở NZ, sau này có thêm một bạn Đức rất dễ thương tốt tính. Team trồng cây thì có một bạn Hàn Quốc và Hong Kong.
Note lại một số điều mình trải qua từ công việc trong nông trại rau này:
- Trồng rau sạch theo chuẩn New Zealand
Tất cả các loại rau củ quả ở farm này, hay bất kì farm nào ở NZ đều được trồng theo quy trình sạch và an toàn nhất cho người sử dụng. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch, mỗi loại cây đều tốn rất nhiều thời gian, từ vài tuần đến vài tháng, được làm cỏ, tưới, phân bón và xịt thuốc trừ sâu an toàn cho sức khoẻ người. Vì thế nên cần nhiều diện tích đất và nhân công để làm việc. Có lúc rau spinach cắt về còn lẫn phân bón chưa kịp tan trong đất, đã đóng gói xong rồi mới phát hiện ra, manager phải quyết định bỏ hết một pallete rau. Mình tính toán sơ để pack xong một pallete rau, cần ba người gói liên tục trong 2 tiếng ( mỗi tiếng lương cơ bản là 15,75NZD), cần cắt tầm 30 rổ rau (mỗi người cutter có thể cắt trung bình 4~6 rổ/ tiếng), chưa kể lúc cày đất và gieo hạt… Hay như leak, cần ít nhất 6 tháng từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch, ấy mà nhiều khi do thời tiết thay đổi bất thường, đến lúc cắt về bị úng hết cả một lô ( tầm chục hàng cây, trồng tầm 2 ngày, mỗi người cutter trung bình cắt được 1 hàng 1 ngày)… mới thấy bài toán kinh doanh hoàn toàn không đơn giản.
Công nhân làm việc trong nông trại rau có thể thoải mái mang rau sạch về ăn, nên bọn mình có rau ăn thoải mái. Ở NZ rau còn mắc hơn thịt, mỗi ngày tính ra mình ăn cả 10, 20 NZD tiền rau ấy. Và mỗi khi ăn rau ở đây mình có thể an tâm là rau sạch 100%.
- Tinh thần làm việc có trách nhiệm
Ở nơi khác thì mình không biết, làm việc trong nông trại rau chỗ mình thì được tính công từ khi bấm giờ vào đến khi bấm giờ ra. Nhiều người (cả local lẫn working holiday) đôi khi ăn gian, bấm giờ trước, pha cafe uống một hồi rồi mới vào làm. Họ không biết có camera quay ở khu vực đó, manager và chủ thừa biết, và nếu trong giờ làm việc không nhanh nhẹn, không có năng suất tốt thì họ sẵn sàng cho nghỉ.
Trong giờ làm việc thì thật sự phải luôn tay luôn chân và nhanh nhẹn. Có thể bạn không quá nhanh nhưng phải cố gắng hết sức có thể, đừng đứng không làm gì cả vài phút, sẽ được suy ra là câu giờ. Mình nghe kể có một chú người Việt Nam từng làm ở đây mà câu giờ quá, 5 tháng sau chủ cho nghỉ việc. Cũng có một bác Việt Nam hơn 70 tuổi, làm rất chăm chỉ, sức lại khoẻ, một mình bác làm bằng 2 3 Tây cộng lại, mà lương theo giờ vẫn thấp. Có mấy người Kiwi, Maori, mấy bạn Tây working holiday thì thuộc dạng làm vừa vừa, nhiều khi lười, gặp bác là ngại. Mình thấy bác lương thấp mà làm cực quá cũng không bõ công. Chủ thì không tăng lương vì lý do bác chỉ làm 6 tháng full time, còn 6 tháng bác đi làm contract ở những nơi khác. Tư bản chủ nghĩa là thế mà. Bác này lại không hiểu sao chỉ thích làm cực ở đây, chả chịu đi đâu haha
- Những con người thân thiện
Làm việc trong nông trại rau có cái vui. Dân working holiday ở đây rất nhiều, đến từ khắp nơi: Đức, Pháp, Latvia, Hàn, Hongkong… và cũng có những worker làm lâu năm người Kiwi, Việt, Cam, châu Phi… nên có nhiều chuyện để buôn trong lúc cùng làm việc hay trong giờ nghỉ giải lao. Làm chung rồi cuối tuần rủ nhau đi chơi, dạo phố, tám, dăm bữa nửa tháng rủ nhau đi du lịch.
Mấy cô Kiwi chỗ mình thì nói nhiều, nói nhanh, lại thêm giọng accent New Zealand khó nghe, mình mới sang k hiểu kịp nên họ cũng ít tám với mình. Còn lại các bạn working holiday và worker người đảo Somali, Maori… thì rất ok.
- Bị phân biệt.
Đây là điều khiến mình hơi bất ngờ khi mới tới làm việc, vì trước đây ai cũng bảo người NZ rất thân thiện. Chuyện là team trồng cây có supervisor Kiwi và 3 người làm chính, 1 cô Cambodia là perminant đã làm 1 năm, hai bạn nữ HQ và Hong Kong. Team mình thì có 3 4 bà Kiwi, một bạn Latvia và chị Chile và mình. Việc trồng cây ngoài đồng là việc khá cực. Hai bạn HK và HQ cũng chỉ làm tuần 1 ngày, thời gian còn lại chuẩn bị hạt giống trong nhà.
Đôi khi đội trồng cây cần hỗ trợ, manager sẽ gọi người từ packing shed ra. Với lý do là người châu Á, nhỏ con, dễ ngồi xuống đứng lên hợp với việc trồng cây, mình luôn được ưu tiên. Với hai bạn HK và HQ, trồng cây cực nhưng thú vị. Còn với mình, đứng ngoài đồng nắng cả ngày, có những đồng không có toilet hoặc toilet hơi bẩn, đôi khi giờ nghỉ hay ăn trưa cũng không vào khu vực smoko (break time) trong nhà mà phải ở ngoài, nên mình thấy rất mệt mỏi.
Tới tuần làm việc thứ 2, bạn Latvia từng đi 1 lần, Chile chưa đi lần nào, mình đã ra tới 3 lần. Mình đến gặp manager và hỏi vì sao mỗi lần đi planting họ chỉ cử mình ra, ông nói rằng vì hai bạn kia làm nhanh hơn mình nên ông giữ họ lại. Mình trả lời rằng không đúng. Nếu họ làm xong 1 rổ thì mình cũng xong 1 rổ, mình không chậm hơn bất kì ai. Hôm đó mình vẫn đi như được điều nhưng trong lòng không vui. Lần sau đó thì họ kêu chị Chile ra, rồi lần sau nữa tới mình tiếp. Sau này có bạn Đức vào thì ba đứa mình luân phiên đi. Và chẳng bao giờ gọi bạn Latvia ra cả. Cá nhân mình thích bạn này nhưng về công việc thì vẫn thấy không hay.
Làm việc ở farm này được mang rau về mỗi ngày. Chị bạn Hàn Quốc cũng kể, mỗi lần chị vào lấy rau là ông manager nhìn, có lần còn nói “mày không cần phải share cho cả nhà đâu” khi thấy chị mang hơi nhiều một tí. Trong khi các bạn châu Âu kia, dân Kiwi thì mỗi ngày đều lấy kha khá về ăn. Còn bảo với mình kiểu cười của ông ấy với chị cũng khác với khi cười với các bạn kia. Nhiều sáng mình tới, chào Good morning thì ông ấy lờ, lại ra chỗ chị Chile hay bạn kia Good morning, how r u today này kia… Hay như chuyện lấy thêm găng tay, ông ấy cũng khó khăn hơn…
Phân biệt màu da, quốc tịch thì ở đâu cũng có, đời người ai cũng từng bị. Mình thì thấy để ngoài tai những lời nói, những cách hành xử không hợp lý với mình, nhưng những việc ảnh hưởng tới quyền lợi thì mình sẽ nói thẳng, và làm những việc mà mình thấy là đúng.
Tóm lại, công việc nào, chỗ làm nào, con người nào cũng có cái để học hỏi và trải nghiệm. Sau này packing shed hết việc, mà bên nurseries (vườn ươm) phải làm việc với bà supervisor rất racist, coi thường người châu Á khiến tụi mình khá mệt mỏi. Các bạn châu Âu cũng thấy khó chịu trước sự phân biêt rõ rệt của ông quản lý. Làm được hai tháng mình xin nghỉ vì muốn tìm trải nghiệm mới. Visa working holiday của người VN chỉ cho phép làm một nơi không quá 3 tháng. Nên mình cũng nhân dịp đó nghỉ, tìm việc nơi khác, chuyển chỗ ở, thay đổi môi trường luôn.