Thông tin về chế độ lương ở Úc theo diễn giải của Quyên cho các bạn dễ hiểu. Quyên tìm theo thông tin chính thức của Fairwork và Australian Tax Office (ATO) để hiểu về làm việc và lương ở Úc. Mời các bạn click vào link để đọc kĩ nội dung, với những thông tin không có trang tiếng Việt chính thống thì Quyên chia sẻ link tiếng Anh.
Lương toàn thời gian – fulltime (bản tiếng Anh)
Lương bán thời gian – parttime (bản tiếng Anh)
Lương phù động – casual (bản tiếng Việt)
Một số công cụ hữu dụng của ATO
– Pay Calculator tính mức lương, lương penalties và các khoản phụ cấp
– Record my hours app công cụ chấm công theo dõi giờ làm
– Pay slip page Xem mẫu phiếu lương của ATO và hiểu các hạng mục trên phiếu lương của bạn
Lao động fulltime làm việc trung bình 38 tiếng mỗi tuần, và lao động parttime làm ít hơn 38 tiếng mỗi tuần, có thể là hợp đồng không kì hạn hoặc có kì hạn. Với những công việc fulltime, lương ở Úc thường tính năm (annual salary) của fulltime bao gồm ngày nghỉ phép năm (annual leave) thường tối thiểu là 4 tuần, nghỉ bệnh hoặc chăm sóc gia đình (sick and carer leave) thường là 10 ngày, nghỉ phép do bạo lực gia đình (domestic violence leave) 10 ngày.
Lao động casual, phù động là lao động kí hợp đồng làm việc với người thuê lao động mà không có cam kết quy định số giờ làm việc cố định trong tuần. Nói đơn giản là khi nào chủ cần thì liên lạc với bạn, còn không thì bạn không có việc làm. Lương ở Úc cho lao động casual được trả lương theo giờ bằng lương fulltime/ parttime tương ứng cộng với 25% loading để bù cho việc không có những phúc lợi như nghỉ phép năm, nghỉ bệnh hoặc chăm sóc gia đình. Với những bạn làm working holiday thì chủ thường thuê theo lương casual vì tính chất phù động của công việc mà working holiday thường làm (làm farm, nhà hàng khách sạn…)
Lưu ý, chính phủ Úc thông qua luật mới trong đó quy định từ năm 2023, tất cả nhân viên bao gồm cả những người làm bán thời gian và phù động đều được hưởng 10 ngày nghỉ có lương vì tình trạng bạo hành trong nhà và gia đình (theo Fairwork). Đây cũng là một điều cho thấy nước Úc quan tâm đến phúc lợi cho người lao động không thể đi làm do vấn đề bạo lực gia đình.
Chế độ lương đền bù ở Úc – penalty rate (bản tiếng Anh)
Lao động ở Úc được trả lương đền bù khi làm việc vào cuối tuần (thứ bảy +150%, chủ nhật +175%), ngày nghỉ lễ công (+200%), overtime (+150%~ 200%), làm ca đêm hay làm sáng sớm. Mức phần trăm mình dẫn ra ở đây là mức trung bình của nhóm ngành nhà hàng khách sạn, với nhóm ngành sức khỏe thì mức lương đền bù sẽ bằng hoặc (thường là) cao hơn tùy vào tổ chức bạn làm việc quy định trong hợp đồng. Vì vậy càng làm ngày cuối tuần và ngày lễ nhiều thì thu nhập, lương ở Úc càng tăng.
Với ngành điều dưỡng thì mức penalty khá tốt, mình nói ví dụ ở bệnh viện Royal Darwin Hospital, nếu bạn được xếp làm ca 7h-15h30, bạn ở lại tăng ca tới 21h30 (late shift), và bạn đã được xếp ca 7h-15h30 vào sáng hôm sau, thì từ 21h30 bạn kết thúc late shift, về nhà ngủ, tới 7h sáng hôm sau bạn vào làm, thì vẫn được tính lương từ 21h30 tới 7h sáng. Vì vậy nhiều điều dưỡng kiếm được rất rất nhiều tiền, đôi khi là gấp đôi mức lương fulltime trên hợp đồng. Tuy nhiên làm càng nhiều thì đóng thuế càng cao nha.
Tiền hưu bổng ở Úc – Superannuation(bản tiếng Việt)
Tiền hưu bổng hay được gọi tắt là tiền super, là hệ thống bắt buộc quy định chủ lao đồng phải đóng một mức phần trăm tối thiểu cho quỹ hưu bổng (superannuation fund) của người lao động và quỹ này sẽ chi trả cho người lao động khi về hưu. Quỹ lưu bổng là một tổ chức tài chính mang tiền super của các thành viên đi đầu tư, mang lại lợi nhuận và bạn có thể chọn các hình thức đầu tư trong quỹ của bạn để đạt được mục đích tài chính khi về hưu. Hiện nay mức tối thiếu mà chủ lao động phải đóng cho người lao động là 10.5% lương, trong khối ngành sức khỏe thì health workers thường được nhận 12.5% tới 17.5% tùy vào thỏa thuận.
Người lao động có quyền tự chọn quỹ super mình mong muốn và mỗi quỹ có một ưu thế đầu tư khác nhau, đầu tư vào những nhóm ngành khác nhau. Một số quỹ lương hưu lớn là AustralianSuper, Hesta (nổi tiếng với khối ngành sức khỏe và công tác cộng đồng), Hostplus (o khối nhà hàng khách sạn).
Hy sinh tiền lương ở Úc – Salary sacricfition (bản tiếng Anh)
Hy sinh tiền lương ở Úc là một thỏa thuận giữa bạn và chủ lao động để đổi lấy phúc lợi về thuế. Ví dụ với khi làm lương cao thì phải đóng mức thuế cao hơn, để được quyền lợi về thuế, bạn có thể đề nghị chủ lao động trả lương của bạn bằng phúc lợi (non-cash benefit), ví dụ như đóng một phần lương của bạn vào quỹ hưu bổng hoặc salary package để trả tiền thuê nhà, tiền childcare cho con cái, mua xe, laptop… Mặt lợi nhất của nhân viên là nhân viên giảm thu nhập xuống, giảm mức thuế thu nhập, vd bạn sacrify salary 3.000AUD trong năm tài chính 2022-2023 -> thu nhập trong năm của bạn là X – 3.000, bạn không phải đóng thuế cho 3000 đó. Một nhân viên được hy sinh 27.500AUD lương trước thuế. Bạn có thể bỏ một phần lương vào quỹ hưu bổng hàng tuần, hoặc trước thời điểm cuối năm tài chính (trước 30/6), trước khi khai thuế thu nhập để giảm mức thuế phải đóng.
Salary sacricfiction có lợi nhưng cũng có những mặt bất cập nếu thu nhập của bạn quá cao. Xem them video giải thích tài chính cơ bản ở Úc của Chris Chow Show, một youtuber mà mình đánh giá là giải thích cơ bản và khá chính xác.
Health workers ở Úc gồm bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và nhân viên cấp cứu được Chi cục thuế ATO cho phép trừ 9.010 AUD thu nhập trước thuế vào living expenses (bao gồm tiền đi chợ, hóa đơn điện nước và tiền thuê nhà) miễn là những chi phí này nằm trong hạng mục Fringe Benefits Tax (FBT), cũng có nghĩa là bạn không bị đánh thuế lên cho phần thu nhập này. Đây là ưu tiên mà những người làm trong nhà nước hay giáo viên cũng chưa được hưởng. Xem thêm giải thích khá dễ hiểu về lợi ích của FBT và salary package tại youtube của Dr.Mach. Bạn nào muốn học về khối ngành sức khỏe ở Úc thì vào chủ đề Du học Úc/ Điều dưỡng/Khối ngành sức khỏe trên blog Quyên đọc ha.
GIỚI THIỆU SHOPBACK – NỀN TẢNG HOÀN TIỀN KHI MUA SẮM ONLINE Ở ÚC
Shopback là nền tảng hoàn tiền khi mua sắm online, rất phổ biến ở Úc, khi bạn mua sắm online, đặt khách sạn… bạn sẽ được hoàn tiền từ 2% cho tới 15%, nhiều website có chương trình hoàn tiền 10% 15% trên Shopback khá thường xuyên như booking.com nha. Sau khi giao dịch thành công thì bạn sẽ nhận được tiền mặt trên Shopback và có thể rút bất kì lúc nào, chứ không quy đổi thành mã giảm giá hoặc điểm thưởng nên mình rất thích ứng dụng này. Bạn nào vừa dùng thẻ tín dụng vừa mua hàng điện tử, đồ nội thất giá trị cao thì rất có lợi khi dùng Shopback nha
Link giới thiệu: https://app.shopback.com/H8Cuppn3kyb. Bạn sẽ được tặng 10$ trong tài khoản sau khi hoàn thành giao dịch mua hàng online đầu tiên (cộng với % hoàn tiền từ giao dịch đó).
GIỚI THIỆU AFTERPAY MUA TRƯỚC THANH TOÁN SAU
Afterpay là một nền tảng thanh toán trực tuyến vô cùng phở biến ở Úc, Canada, Pháp, New Zealand, Tây Ban Nha, Anh, và Mĩ, cho phép khách hàng được trả chậm số tiền trên đơn hàng mà họ mua tại bất kỳ trang web thương mại điện tử nào được liên kết.
Khi bạn thanh toán trả góp trên Afterpay, khoản thanh toán sẽ được chia làm 4 đợt. Phần thanh toán ban đầu thường là 25%, phần còn lại sẽ trả dần ở những tuần hoặc hai tuần kế tiếp tùy bạn hiệu chỉnh. Afterpay không tính lãi nhưng sẽ tính phí nếu khách hàng trả trễ sau hình như là 5 ngày mình không nhớ rõ. Bạn cũng có thể vào web trả trước luôn nếu không muốn nợ. Khách hàng ban đầu sẽ được cấp tín dụng là $500 và sẽ được tăng dần khi điểm tín dụng tăng lên.
Với mình dịch vụ này khá tiện lợi khi mình phải vừa đi làm, vừa đi học và phải lên kế hoạch thanh toán tiền học phí, du lịch… cùng lúc. Bạn nên có kĩ năng quản lý tài chính cá nhân và có nguồn thu nhập đều đặn trước khi đăng kí những dịch vụ xài trước trả sau như thế này để tránh vung tay quá trán nha. Khi dùng code khuyến mãi của Quyên THI-HYXMV đăng kí với Afterpay bạn sẽ được voucher 30$ sau khi hoàn thành xong một giao dịch trên 50$ và Quyên cũng sẽ được tặng 30$. Nếu bạn muốn ủng hộ blog thenomadqueen thì đăng kí qua mã giới thiệu của Quyên ha!
GỬI TIỀN VỀ VIỆT NAM CHI PHÍ THẤP
Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian,; gửi tiền tay ba (tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại) thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp như:
Remitly (dành cho bạn ở mọi nước). http://remit.ly/ymfe3e. Click vào link của Quyên sẽ được tặng 20$ nếu gửi trên 100$ lần đầu tiên
Masterremit (dành cho bạn ở mọi nước) Referal code QUYEN16334 hoặc link https://www.masterremit.com/r/QUYEN16334. Click vào link của Quyên được tặng 30$ khi bạn gửi lần đầu tiên từ 200$
Orbitremit (dành cho bạn ở mọi nước): https://orbitremit.com/r/Z16PVG. Link giới thiệu miễn phí giao dịch lần đầu tiên
Western Union (dành cho bạn nào ở Mĩ) https://ssqt.co/mQtcDJM Link tặng e-voucher Amazon 20USD cho các bạn gửi từ 100USD trở lên trong lần gửi đầu tiên
Ưu điểm 1: Miễn phí lần đầu tiên giao dịch. Bí kíp của mình là ĐĂNG KÍ TẤT CẢ các dịch vụ qua link giới thiệu như trên, vì nếu tự đăng kí thì nhiều web không cho bạn hưởng ưu đãi như vậy, sau đó mỗi web bạn dùng một giao dịch, thì bạn có thể tiết kiệm tới 2 3 lần chuyển khoản (nếu chuyển trên 10.000 một lần thì bạn tiết kiệm được kha khá rồi).
Ưu điểm 2: Chủ động về tỉ giá. Ngay khi thấy tỉ giá có lợi, bạn có thể giao dịch chuyển tiền về Việt Nam ngay. Không bị bị động như khi chuyển qua ngân hàng hoặc tìm người swap tiền vì nhiều lúc chỉ qua 1 ngày tỉ giá đã lệch tới vài trăm ngàn VND.