Sau hai tuần thăm gia đình và người thân thì đã đến lúc mình cần một việc làm để nạp tiền cho thẻ ngân hàng, vì mấy tháng trời du lịch cũng đã làm cái ví tổn thương một chút. Gần Brisbane nơi mình đang ở nhất có thành phố Bundaberg cách 5 tiếng lái xe. Bundaberg là nơi backpacker thường tới làm cho đủ 88 ngày để được gia hạn 2nd visa working holiday. Chỗ này nổi tiếng cũng được nhiều blogger cảnh báo về các working hostel, nào là chỉ cho làm 2 3 ngày 1 tuần, tiền hostel rất mắc, contractor không trả tiền cho người làm…
Mặc cho những lo ngại đó, mình vẫn đi vì đây là nơi duy nhất gần Brisbane, tiện đi lại mà mình có thể tìm việc làm. Sau mấy ngày tìm việc và nộp đơn trên khắp các trang online Seek, Gumtree, Backpackerboard… thì mình tìm được một farm dâu. Lời đề nghị công việc có vẻ hợp lý: 1.7$ 1 khay, trung bình 1 người thường hái được hơn 130 khay, người nhanh thì hái được 300 khay, tiền nhà 130$ 1 tuần và phòng rất mới, rất sạch đẹp. So với những việc trả contract khác mà phải ở hostel tới 170 ~200$/ tuần thì chỗ này có vẻ không quá rip off backpacker như lời đồn thổi.
Sau khi tìm được việc và xác định sẽ đi Bundaberg rồi thì mình tìm phương tiện đi lại và thấy cái gì ở đây giá cũng trên trời. Xe buýt thì 100$, xe lửa thì 70 mấy$, mua cái thẻ backpacker giá 50 mấy thì được giảm vé tàu còn 50 mấy $! Quá mắc. À nhưng thật ra sau này hai bạn HQ ở cùng nhà nói cho mới biết là chỉ cần đưa visa working holiday là được coi là backpacker, và được mua giá rẻ hơn. Vì vậy nên mình lên mấy group backpacker tìm rideshare thử. Rideshare thì không quá xa lạ với người du lịch bụi rồi. Vừa đăng được vài chục phút thì có một anh tên Ben vào inbox và nói là anh sẽ đi Bundaberg vào thứ hai, có thể chở mình theo và ngạc nhiên hơn nữa là không lấy tiền! Tính mình cũng đa nghi nên vào facebook profile xem thử thì thấy có hình ảnh gia đình, con cái…. nên có vẻ an toàn. Dù gì thì khi gặp ngoài đời, nếu thấy không ổn thì mình có thể không lên xe, đâu có sao. Nghĩ vậy nên mình cứ đồng ý là hẹn gặp ở Park Road station ngày thứ hai tuần tiếp theo, cùng đi Bundaberg.
Ngoài mình ra, anh này còn hẹn chở một chị người Đức tên Tina nữa. Chị này từng working holiday ở Úc 10 năm trước, và sau chuyến du lịch Úc này, chị sẽ qua New Zealand working holiday (vì vậy mình đoán chị tầm 29~31 tuổi). Chị kể ngày nay còn có facebook, có điện thoại để tìm đường, liên lạc, chứ 10 năm trước thì làm gì có. Chị nói hồi trước ở hostel có internet, nhưng mỗi người phải trả giá rất mắc cho 15 phút sử dụng, và phải đăng kí trước ngày nào, khung giờ nào cho chủ hostel nếu muốn dùng, chỉ để gửi được một cái email về nhà! Muốn gọi điện trong Úc thì họ có sim và điện thoại nắp gập để dùng, nhưng gọi quốc tế về cho gia đình thì họ phải mua cái thẻ viễn thông quốc tế đắt đỏ và ra buồng điện thoại công cộng mỗi tuần gọi 1 lần, vì cước tin nhắn hay gọi điện quốc tế từ Úc rất đắt đỏ. Nếu muốn tìm việc làm thì chỉ còn cách là thông qua agency, và cuốn sách Lonely Planet ngày đó là cứu tinh của mỗi backpacker, vì lạc ra là không biết làm gì. Để tìm chỗ ở, họ phải dò trong sách xem giá tiền tầm bao nhiêu, gọi cho từng chỗ, hỏi giá của mỗi loại phòng rồi confirm thông tin… Công nghệ ngày nay đã thay đổi rất nhiều, mình cũng không thể tưởng tượng nếu không có smart device thì mình phải du lịch bụi, tìm phòng giá rẻ, tìm host ở couchsurfing, tìm thông tin khi đến mỗi thành phố như thế nào nữa.
Về anh Ben, anh này làm kĩ sư trong nhà máy sản xuất phần cứng ở Bundaberg. Gia đình anh sống ở Brisbane, mỗi tuần vào thứ hai anh đi từ Brisbane tới Bundaberg, rồi thứ 6 lại từ đó về nhà. Anh to béo và trông có vẻ hiền lành. Trong xe bmw có ghế ngồi phụ trợ cho trẻ con và áo quần công sở nên mình thấy rất an tâm khi leo lên xe. Xem như khởi đầu hành trình nước Úc có vẻ khá suôn sẻ.
Chị Tina tới giữa đường thì dừng để rẽ hướng đi Whitsunday island, một điểm nghỉ mát nổi tiếng ở bờ Đông nước Úc. Mình với anh Ben đi thêm tầm hơn 1 tiếng nữa mới tới Bundaberg.
Bundaberg là một thị trấn khá nhỏ, giữa town thấy nhiều backpacker “trong truyền thuyết” trên internet. Khu mình ở là SSS villa ở cách town tầm 10 ~15 phút lái xe. Ở đây vài ngày mới biết chủ SSS villa, cũng là chủ SSS strawberry farm là người Việt Nam. Mình ở khu này nhưng không làm cho farm SSS mà làm cho farm khác, contractor thuê nhà này cho backpacker xuống làm và ở.
Anh Ben đi rồi, mình chờ người tên Lukas ra mở cổng để vào nhà. Và hơi bất ngờ khi Lukas là người Hàn Quốc, vào khu vilas thì thấy toàn Hàn Quốc với Nhật Bản thôi. Khu villa có 30 căn nhà, mình được xếp vào căn thứ 24. Bất ngờ thứ hai là nhà nào cũng như vừa mới được xây, sáng sủa, sạch sẽ, đầy đủ tiện khi. Một unit nhà có 2 phòng ngủ, phòng tắm 2 buồng, nhà vệ sinh riêng,… Phòng mấy bạn nam có 4 người, 2 HQ, 2 Nhật. Mình ở phòng nữ nhưng chỉ có mình mình. Lukas nói mỗi unit họ chỉ để tối đa 6 người ở thôi, không hơn, nhưng phòng mình thì có thể có thêm 1 bạn HQ nữ vào ở chung. Tạm thời mình có 1 căn phòng riêng nên rất thoải mái. Lukas thông báo công việc bắt đầu từ sáng sớm, có mặt ở farm lúc 5:50p, rồi kết thúc lúc khoảng 1 ~2 giờ chiều. Dù rất sớm nhưng mình cũng ok vì đã dậy sớm quen rồi.
Ngày hôm sau, mình định 5h sáng mới dậy rồi 5h20 ra xe là vừa, nhưng không ngờ mấy bạn nam đúng chuẩn HQ, dậy từ 4h30, gội đầu, sấy tóc, nấu cơm ăn sáng… lùng đùng ở bếp ồn ào chẳng ngủ được. Mình được phân công đi cùng xe với Shota người Nhật ở cùng nhà (mỗi ngày transport fee 5$ trả trực tiếp cho chủ xe). Em này nhìn tưởng 25 nhưng sau này mới biết là mới 19, học cấp 3 xong đi làm quán cafe 1 năm, rồi mới sang Úc một tháng.
Từ nhà ra farm mất nửa tiếng lái xe, rồi từ bãi đậu xe đi vào trong farm mất 5 phút. Ở farm này hái dâu không phải là ngồi xổm cực như những farm ở Caboolture hay NZ, mà họ thiết kế xe đẩy, vừa ngồi vừa hái khá dễ dàng. Vậy nhưng mà làm 2 ngày xong mình xin nghỉ khỏe luôn. Nguyên nhân là vì:
– Bất ngờ khi tới farm, những người checker, supervisor đều là Hàn Quốc. Dân làm thì 90% HQ, 10% còn lại là Nhật với ĐL, họ làm để gia hạn visa năm 2. Ở đây chỉ mỗi mình là dùng tiếng Anh (dù có thể nghe hiểu tiếng Hàn nhưng mình không dùng). Và quản lý xì tai Hàn – Nhật ở farm này mình thấy không hiệu quả cho picker.
– Picker được trả theo piece rate, không phải theo giờ, nghĩa là thời gian là vàng bạc đối với picker, càng tiết kiệm được thời gian đi lại, chờ đợi bao lâu thì picker càng có thể hái được nhiều và kiếm tiền. Vậy mà những người quản lý thiết kế quy trình làm việc rất mất thời gian của picker ( vd tới sớm nhưng cứ ngồi chờ tới 6h30 mặt trời mới đủ sáng để bắt đầu hái, thời gian đi lại, bắt kiểm tra tới lui trong hàng, bắt picker phải cùng kiểm từng-khay-một khi hái xong hàng mới được đi qua block khác, sắp xếp các block hái quá xa nên đẩy trolley tới lui thôi cũng hết giờ….). Làm hai ngày mà đếm số tiền mỗi ngày mình làm được… muốn xỉu luôn.
– Thời tiết ảnh hưởng nên vụ mùa tới chậm, trái không kịp chín để hái. Đây là tình hình chung vì một vài farm ở các vùng lân cận cũng bị như vậy.
Vì thời tiết ảnh hưởng nên cứ hai ngày đi làm thì được một ngày nghỉ, phần cũng vì ngày nào cũng dậy từ 5h thì nhiều người mệt và nản. Đối với mình là người VN thì số tiền kiếm được đã rất ít rồi, đừng nói là những người Nhật, Hàn có mức sống cao hơn. Thấy cách làm ở đây không ổn, mình có trò chuyện với flatmate HQ thì họ cũng nghĩ như mình, và rất nản. Shota thì bảo vì những người ở đây chỉ cần 2nd year visa, và việc khá dễ, nên họ vẫn làm, chứ không hẳn là vì tiền. Người Việt Nam mình là visa 462, làm ở đây đi nữa cũng không được gia hạn visa năm 2, vì vậy mình bỏ. Mình thì thấy các bạn HQ và Nhật Bản đúng là làm gì cũng có hội nhóm, vì farm này được đăng trên group của tiếng Hàn, Nhật nhiều, nhiều người từng đi làm… nên truyền miệng nhau, rồi ai qua Úc cũng đổ tới làm mà không màng tìm một chỗ khác hiệu quả hơn, kiếm được tiền hơn.
Ngôn ngữ cũng là một rào cản khiến người HQ và Nhật không tìm việc khác dù farm này không ổn. Hai em flat
Vô tình mình gặp được bạn người Đài Loan, working holiday, làm ở SSS farm và làm trợ lý cho chủ VN quản lý khu nhà, thì bạn nói ở chỗ bạn công việc khá hơn nhiều. SSS farm trái to và nhiều hơn, năm ngoái bạn làm picker, vào mùa cao điểm trung bình hái được 1 ngày 200 ~250$ là chuyện thường. Vì vậy nên dân Đài Loan, HK… mới share nhau contact ở chỗ này nhiều và vì