Chuyến đi Hai tháng vòng quanh Đông Nam Á mình thực hiện sau học xong Đại học vài tháng, sau chuyến đi này có nhiều bạn, em… hỏi mình làm sao để vừa đi học mà vẫn kiếm được tiền đi du lịch bụi. Mình không có đủ vốn và đủ tài để khởi nghiệp như nhiều bạn mới sv mà 1 tháng mấy chục triệu, chỉ chăm chỉ cần mẫn vừa làm vừa (lười) học thôi nên kinh nghiệm của mình bạn nào cũng áp dụng được nhé.
1. Làm thật nhiều, tranh thủ mọi thời gian rảnh.
Thời khóa biểu của mình 1 năm trước:
6h-7h dạy tiếng Việt cho 1 bác giám đốc HQ
8h-11h hoặc tới 5h chiều đi học
6h-7h dạy tV
7h-11h làm part time ở 1 cty. Hôm nào k làm thì cũng dạy 1 nhà khác
Đi học Thủ Đức về là quá đuối rồi nhưng được cái mình khỏe nên không ảnh hưởng gì. Có hôm sáng hiến máu chiều vô học tối ra PMH dạy 2 nhà tới 9h tối vẫn khỏe re.
Rồi tranh thủ nhận dịch này dịch nọ, nhiều hôm có hội chợ cũng cúp học đi làm. Hôhô. Mỗi môn được nghỉ 3 buổi mới cấm thi. Nghỉ 2 buổi rưỡi vẫn nằm trong diện an toàn (môn chuyên ngành thì đừng nghỉ :p).
Đừng đợi việc tới mình làm mà mình phải tự đi tìm việc. Hồi năm 2 bảo lưu 6 tháng chả biết làm gì, mình lên mạng bán vốn tự có. Đăng tin dạy này dạy nọ lên 5giay, 10 người hỏi, 9 người chê học phí mắc thì cũng 1 ng chịu học.
V.v nhiều cách lắm. Bạn nào nhà giàu sẵn cha mẹ cho tiền thì sướng rồi. Gặp mình mình cũng xài tiền người khác cho sướng chứ sao tự mày mò khổ quá. Nhưng nghĩ lại tự do là tự lo nha. Mình không phụ thuộc ai thì càng tự do làm những gì mình muốn.
Viết ra xong tự hỏi tại sao từ hồi nhỏ xíu mình đã nhổ tóc bạc cho papa, lên cấp 2 3 bán báo phát tờ rơi… kiếm tiền mà sao hoài không giàu???
Nhiều người nói do nhà mình giàu nên mình du lịch bụi thỏa thích nhưng ai biết mình ngoài đời thì hiểu ha! Hồi năm 2 đi Sing mượn papa 100 đô về đi làm trả lại, qua năm ngoái đi HQ xin 100 đô, papa nói không cho, cho mượn, lỡ miệng nói papa keo kiệt thế là bị thu lại không cho mượn luôn. Làm mình đi Hà Nội xong bay đi HQ mà có 300$ dằn túi. Ghét ghê.
Mình kể chi tiết như này vì nhiều người nghi mình giàu lắm lắm hoặc là làm giàu bất chính. Khổ 🙁
2. Tiết kiệm mọi thứ có thể. Chỉ xài tiền những nhu cầu tối thiểu nhất.
Không đi ăn nhà hàng. Ai bao thì đi.
Không shopping vớ vỉn.
Là sv được cái không nhiều mối quan hệ xã hội, không lễ lạt nhiều, không phải tốn kém cho những khoản cưới xin lễ lạy đó.
3. Viết tới đây sẽ có người hỏi làm sao để cân bằng việc học với làm?
Mình đâu có cân bằng tốt, nên mới thế này này. Mình mà học giỏi nữa thì cuộc đời mình đã rất khác. Mà lúc đó có khi mình cũng chả còn là mình.
Đôi khi cuộc đời may mắn cho mình giải này giải nọ, bằng này bằng kia, nhưng mình nhất định không phải là người chăm chỉ học hành, cân bằng tốt. Mình rất ham làm, ham kiếm tiền hơn ham học 🙂 Nhưng tới lúc thi thì hết mình cày trong vài hôm.
Rồi còn gì nhớ nữa sẽ viết ra hết. Mình sẽ chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm thiết thực nhất chứ không phải là những bài thuốc kích thích du lịch bụi vì mình không có khiếu văn chương, vẽ vời.
Mình cũng không trả lời những câu như khách sạn nào rẻ mắc vì mỗi người có chuẩn rẻ mắc khác nhau, rồi nên đi đâu… Hãy google đi. Cả trăm ngàn website đó. Nói chung cái gì google được thì google. Duy nhất 1 lần mình giúp 1 người tìm vé máy bay từ HQ đi Yangon vì mình đang rảnh. Mình vốn cũng lười lắm, cũng muốn pm, inbox hỏi đại ai cho xong nhưng nghĩ bản thân mình ghét bị làm phiền thì mình cũng không nên làm phiền người khác. Mình đi cũng chả nhiều hơn ai. Ở nước ngoài người như mình không thiếu. Ở VN chưa nhiều nhưng cũng k phải là ít. Mình cũng học từ kinh nghiệm của người khác từng chút từng chút một. Internet là 1 ngôi trường tuyệt vời nhưng nếu bạn không tự mò học thì cũng thua.
Xong. Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp được phần nào những bạn sinh viên, bạn trẻ nung nấu ý định đi du lịch bụi <3
“Mình không phụ thuộc ai thì càng tự do làm những gì mình muốn.”. Câu này của em đúng quá rồi :).
Hihi
chị ơi cho em bt face của chị được không em đang định thi vào ngành HQH ở nvtphcm,chị có thể cho em trao đổi vài bí kíp dược không
face em là Linh HaNaKo
cám ơn chị trước nha
fb chị là fb.com/pincutnaccut nha em 🙂 welcome em!