Bạn nào thường đọc blog du lịch The Nomad Queen của mình có lẽ cũng biết mình rất thích tìm hiểu văn hóa địa phương và thường đi bảo tàng mỗi khi du lịch nước ngoài. Điều đầu tiên mình làm khi đến thủ đô Auckland của New Zealand cũng là tìm đến những bảo tàng, thư viện.
Ghi chép lại một số nơi mình đã đến khi lưu lại Auckland:
Bảo tàng Hàng hải – Maritime Auckland Museum
Đi dọc đến bến phà và cảng Auckland, bạn sẽ thấy bảo tàng Hàng hải Auckland. Đây là bảo tàng về hàng hải, tàu thuyền của đất nước Kiwi, thông qua đó thể hiện ảnh hưởng và tầm quan trọng của biển, hàng hải đến lịch sử, văn hóa và con người New Zealand, vốn là tập hợp của thổ dân Maori và người nhập cư từ châu Âu.
Đến với bảo tàng, bạn sẽ thấy lịch sử New Zealand được tái hiện thông qua lịch sử hàng hải. Tàu thuyền của người Maori và ảnh hướng đến văn hóa địa phương, cũng như các con tàu thám hiểm, tàu di cư từ châu Âu mang người da trắng mắt xanh đến với đảo quốc này.
Thuyền trưởng tàu thám hiểm James Cook đến New Zealand vào năm 1769 và đặt những nền móng đầu tiên của Anh Quốc tại đây. Từ thế kỉ thứ 18,19 càng nhiều người châu Âu đến New Zealand và nhận ra đây là một vùng đất trù phú, thích hợp cho canh tác, trồng trọt, họ muốn đưa lao động sang đây khai thác. Ở Anh lúc bấy giờ xuất hiện nhiều băng rôn, áp phích chiêu dụ những người nghèo, cần lao, thuyết phục họ tin rằng họ sẽ có công việc, tương lai tươi sáng hơn khi đến New Zealand. Có những áp phích so sánh before-after rất buồn cười, kiểu như một bà nội trợ ở nhà nghèo, con đói… qua New Zealand sẽ có thể nấu ăn trong một căn bếp sung túc; công nhân lao động sang New Zealand có thể có nhà, mở kinh doanh… Những người có nguyện vọng có thể mua vé lên những con tàu di cư đến “miền đất hứa”. Đọc thêm về lịch sử di cư NZ tại link (tài liệu tiếng Anh)
Chuyến tàu kéo dài ba tháng, trong quá trình đó những người di cư phải chống chọi với cái đói, cái lạnh, ở chung với chuột, chấy… muôn vàn khó khăn gian khổ.
Ngoài ra còn những gian trưng bày về lịch sử du thuyền, các thành tích trong các cuộc thi đua thuyền của New Zealand. Mình không quan tâm lắm đến phần này. Giá vé tham quan cho du khách nước ngoài là 25NZD. Bạn cũng có thể book du thuyền đi một vòng ngắm cảnh với giá 50NZD.
Vòng quanh Queen Street, trung tâm Auckland city
Queen Street là con đường trung tâm của Auckland city, được đặt dưới tên của nữ hoàng Victoria. Hầu như các thành phố, thị trấn lớn ở New Zealand đều có một con đường đặt tên Queen Street. Trục đường dài khoảng 1~2km, được xây dựng từ năm 1840, thương mại, kinh tế đầu tiên của Auckland.
Con đường bắt đầu từ cảng Auckland với những tòa nhà mang tầm vóc lịch sử như bến cảng, trung tâm thương mại, nhà thờ, nhà hát lớn, bảo tàng… Khu vực Auckland city cũng có nhiều người sinh viên du học hoặc người nhập cư châu Á sinh sống nhất, đa phần thuê apartment ở gần trung tâm để đi học và làm việc.
Dọc Queenstreet và các trục đường lân cận có nhiều nhà hàng Hàn Quốc, Nhật Bản, trà sữa… phong cách Á châu làm mình không thấy lạ lẫm khi mới đến Auckland. Thậm chí mình thấy nhiều người châu Á, châu Âu nhập cư hơn người Kiwi, Maori bản xứ.
Thư viện trung tâm thành phố Auckland
Có lẽ nơi mình thích nhất Auckland là thư viện công cộng của thành phố, nằm ngay trung tâm Queenstreet, gần trường đại học AUT. Thư viện ba tầng, rộng mênh mông sách là sách. Không chỉ Auckland, mỗi thành phố, thị trấn ở khắp đất nước kiwi đều có thư viện, miễn phí cho tất cả mọi người. Tuy ở YHA hostel có free internet, nhưng mình vẫn thích ra thư viện trung tâm thành phố vì không gian thoáng, yên tĩnh. Mình mang laptop ra đây làm việc, mang sách ra đọc cực kì thích luôn. Điểm trừ là ở đây giới hạn 1 GB 1 ngày cho mỗi máy, nhưng họ cũng không strict lắm, chỉ việc chờ 30 phút rồi log in lại là được thôi. Trong thư viện cũng có dịch vụ in ấn, hỗ trợ tìm kiếm thông tin, chiếu phim tài liệu…
Vào một số ngày trong tuần, các thư viện sẽ dọn tủ và tặng sách miễn phí ở trước cửa. Mọi người có thể đến và lấy sách về, bao nhiêu cũng được tùy thích. Tuy vậy họ cũng chọn sách khá kĩ, phù hợp mới lấy về đọc, chưa thấy ai tham lam vơ hết về nhà.
Phòng trưng bày nghệ thuật Auckland – Art Gallery Toi o Tāmaki
Từ thư viện đi dọc qua một block nhà là đến phòng trưng bày Auckland Art Gallery Toi o Tāmaki. Phòng trưng bày mở cửa từ năm 1888 với các tác phẩm phần lớn được đóng góp bởi hai nhà siêu tầm Jamws Mackelvie và George Grey từ thế kỉ 19.
Phòng trưng bày nghệ thuật Toi o Tāmaki có nhiều gian với các chủ đề: nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật đương đại, tranh sơn dầu, phòng tranh nghệ thuật về văn hóa và con người Maori… Mở cửa miễn phí, đóng góp theo mong muốn mỗi người. Bạn có thể đóng góp ít tiền mặt, hoặc một tấm lòng yêu mến cái đẹp và nghệ thuật.
Mình không phải là một người am tường về mỹ thuật. Thế nhưng điều đó không ngăn mình đến với các bảo tàng, phòng trưng bày mỹ thuật Nhiều người nói rằng đi xem bảo tàng chẳng hiểu gì, nên họ không muốn đi. Nhưng tại sao mình phải hiểu tất cả mọi thứ họa sĩ muốn nói qua bức tranh? Hay như đọc sách cũng vậy, nhiều tác giả viết rất hay dù ít người hiểu được họ viết gì. Con người chúng ta luôn hướng đến chân-thiện-mỹ. Đọc một đoạn văn bạn thấy hay, nhìn một bức tranh thấy đẹp, thế là đủ. Tiếp cận nghệ thuật, bạn sẽ hướng mình đến những thứ đẹp đẽ, tinh tế của xã hội loài người. Đừng ngại đến các phòng tranh chỉ vì nghĩ bạn không biết ngắm tranh.
Gian trưng bày tranh chân dung người Maori khá độc đáo. Bạn cũng có thể xem ảnh tài liệu về các nhân vât và quá trình vẽ tranh tại đây.
Khi du lịch bụi đến Auckland, nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể đặt phòng tại các link sau để được giảm giá, hoàn tiền:
Link đặt phòng Airbnb giảm 25$: www.airbnb.co.nz/c/d28c5b
Link đặt phòng booking.com được hoàn 10% sau khi đã checkout: https://www.booking.com/s/27_8/a6a02663