Covid đã trở lại và ngày càng lợi hại hơn. Đã tới làn sóng thứ ba rồi và chưa biết ngày nào đại dịch kết thúc. Đại dịch như một cú tát vào mặt thế giới và khiến chúng ta phải thay đổi rất nhiều, từ nhận thức tới hành động. Có lẽ ai trong chúng ta cũng học được ít nhiều những bài học từ cuộc sống, từ tạo hóa.
1. Trân trọng những gì mình có
Có 1001 lý do để than vãn, nào là mất việc, thất nghiệp, mất tiền bạc, không được ra đường, không được về VN dù rất them ăn bún mắm chợ PVH, không được đi làm tóc đẹp rẻ ở SG, không được đi du lịch nước ABCD dù đã lên kế hoạch từ lâu… Nhiều người không may mất người thân, bạn bè trong đại dịch… có lẽ đây là mất mát lớn nhất. Thế nhưng “nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa/ tại sao cây táo lại nở hoa?” (LQV). Chúng ta luôn có những điều cần biết ơn từ cuộc sống. Điều quan trọng nhất là vẫn còn mạng sống, vẫn sống mạnh khỏe (đủ khỏe để có thể ca thán), có nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình, vẫn còn có cơm áo mặc. Chỉ cần như vậy là đủ may mắn hơn rất nhiều người. Nếu có thể chia sẻ được cho người thiếu thốn vì đại dịch thì bạn vẫn còn rất giàu có và hạnh phúc.
2. Tích lũy đủ, không cần quá nhiều
Dịch Covid nguy hiểm không chỉ cho người già mà còn cho cả người trẻ. Nhiều người trẻ có hệ hô hấp kém, hệ miễn dịch kém, có bệnh nền mà không may dính phải virus nên qua đời thật đáng tiếc. Cái đáng buồn khi mắc Covid là bạn sẽ chết trong hiu quạnh. Ngay khi có kết quả chẩn đoán, bạn được mang đi cách ly cho tới khi hết bệnh, nếu tình hình trở nặng bạn sẽ được đưa vào phòng cấp cứu (ICU) và dùng máy trợ thở. Nhiều người không qua khỏi và mất trong phòng cấp cứu. Bạn không có sự lựa chọn là chết ở nhà, vì không thể để lây nhiễm.
Schopenhauer nói “tiền bạc và địa vị cũng như nước biển, càng uống thì càng khát”. Nếu một ngày mình biết mình sẽ mất trong thời gian ngắn, thì điều cuối cùng mình muốn là một tài khoản nhiều số 0, hai ba cái hộ khẩu… Mình muốn ở bên người thân, mình muốn lỡ may mình có gì thì gia đình mình biết tiền mình để đâu, làm sao để lấy được, mình muốn mang tiền về VN nuôi trẻ em nghèo thay vì để trong tài khoản Úc và bị đóng băng. Mình cũng ước là mình đã có một cuộc sống mà mình được đi du lịch nhiều nơi, sống nhiều cuộc đời, làm nhiều việc khác nhau… giống như mình đang làm bây giờ. Vì vậy mình chỉ muốn tích lũy đủ thôi. Đủ là bao nhiêu? Với mình đủ để chi chả cho những gì mình CẦN chứ không phải những điều mình muốn. Vd mình phải đóng tiền học Điều dưỡng ở Úc, mình cần có tiền trang trải chi phí ăn uống, nhà cửa, mua bảo hiểm… và dư thêm một khoản khẩn cấp. Còn dư dả thì mình chia bớt cho người thiếu. Mình như vậy nhiều năm rồi, chưa bao giờ phải lo về tiền, nhưng khi cần thì luôn thấy. Kì lạ vậy đó.
3. Luôn có nhiều nguồn thu nhập và càng sớm không phụ thuộc vào nguồn thu nhập chủ động càng tốt
Nếu bạn đã có sự tự do tài chính để hoàn toàn làm chủ tình huống, không phải lo cơm áo gạo tiền dù lâm vào hoàn cảnh khó khăn thì xin chúc mừng! Nếu bạn đã nghĩ tới việc tiết kiệm, đầu tư và có kế hoạch tài chính rõ ràng, khi đại dịch tới bạn không lâm vào cảnh “trở tay không kịp” thì bạn rất rất rất may mắn. Nếu chưa thì bạn phải nghiêm túc nghĩ tới việc lập định kế hoạch tài chính và đầu tư ngay từ bây giờ.
Ví dụ như mình không may mất việc, tiền để dành chỉ đủ cho 2 học kì tiếp theo. Nhưng rất rất may mình có khoản đầu tư, dù có mất giá thì vẫn có thể cứu vãn tình hình. Mình cũng có khoản kinh doanh nho nhỏ, trộm vía là bán được hàng trong đợt dịch nên đó cũng là nguồn thu nhập phụ, cộng với tiền góp vốn cho bạn bè làm ăn, may mắn là ngành nghề của họ vẫn có thu nhập trong dịch nên mình vẫn có khoản lời (cám ơn các bạn mình)… Với những người là tác giả sách thì có nguồn thu nhập từ bản quyền. Trong đại dịch, nhiều người coi youtube, đọc sách… nên những người sản xuất content có thu nhập kha khá từ các kênh này…
Mình đầu tư vào thị trường tài chính từ năm 26 tuổi, mình có viết trong bài Quản lý và đầu tư tài chính cho U25, và nhờ đây mình mới có khả năng du học tự túc ngành Điều dưỡng ở Úc, mà vẫn có thể đi du lịch mỗi học kì hè, có mối quan hệ giao lưu xã hội dù năm Covid vừa qua gặp nhiều khó khăn trong thu nhập chủ động. Cá nhân mình không có lợi thế về trading (giao dịch mua bán ngắn hạn) mà mình mua lưu trữ lâu dài (holding, trong crypto gọi là HODL/ diamond hand). Mình sẽ chia sẻ thêm về kinh nghiệm đầu tư trong bài viết khác. Các sàn giao dịch crypto uy tín mình đã dùng trong nhiều năm qua:
Remitano. Sàn của founder Việt, mình dùng từ 2018-2019, mua bán đơn giản, nhanh. Điểm trừ là giá trên sàn này khá cao hơn so với giá các sàn quốc tế. Trước đây ở Úc mình có thể thực hiện giao dịch trên sàn thông qua ngân hàng ở VN. Nhưng từ 2020 thì không thể. Link giới thiệu: https://remitano.com/btc/au/join/1049962
Binance. Sàn giao dịch trên nhiều quốc gia, trong đó có VN và nơi mình đang sống hiện tại là Úc. Sàn có nhiều sản phẩm tài chinh đa dạng, các bạn có thể tìm hiểu thêm. Link giới thiệu: https://www.binance.com/vi/register?ref=35589815
4. Mọi chuyện phải xảy ra như nó phải xảy ra
Các nhà dịch tễ học từ lâu đã dự tính về một đại dịch toàn cầu trong thế kỉ 21~22. Nếu bạn có xem chuỗi phim tài liệu Pandemic trên Netflix thì sẽ thấy các nhà dịch tễ học mỗi năm đều tới các trang trại gia súc, chuồng gà kiểm nghiệm dịch và đã từng chặn đứng nhiều đại dịch trước khi nó trở nên khó kiểm soát. Rất nhiều đại dịch đã được WHO gióng hồi chuông cảnh báo toàn cầu nhưng may mắn là bị dập kịp, làm chúng ta vốn không có thói quen cảnh giác. Nhờ đại dịch mà thế giới lập lại trật tự, mỗi người có thể nhìn lại bản thân và học được bài học cuộc đời. Tất cả mọi việc đã có quy luật của nó rồi. Không có gì là bất công hay không may cả. Bạn chỉ có thể học cách chấp nhận và học cách làm sao cuộc sống của bạn tốt hơn.
Pingback: Tự do tài chính để tự chủ cuộc sống - THE NOMAD QUEEN