Ở Đài Trung mình có gặp một cô J. người Mỹ gốc Đài Loan, sau vài chục năm mới về thăm quê. Mình với cô đi trang trại Qingjing hôm trước, hôm sau thức dậy thấy trời mưa ào ào, nghĩ chán và chả muốn đi đâu. Mình dọn đồ và dự định xuống Đài Nam, một hồi sau xem bản đồ thấy Alishan ở thành phố Chiayi (Gia Nghĩa) là một điểm đến được quảng bá khá nhiều, và có vẻ rất đẹp, mình đổi ý định, sẽ đến đây rồi hôm sau đi Đài Nam. Cô J. ngỏ ý muốn đi cùng, và gợi ý nếu đã đi Alishan thì nên ghé thăm và ngủ lại thị trấn Fenchihu tối nay, đây là một làng cổ nhỏ xinh bên cạnh nhà ga Fenchihu có lịch sử gần trăm năm tuổi. Mình thấy cũng ổn, nên đồng ý.

Chiayi là thành phố nhỏ nằm liền kề phía Nam Đài Trung. Chiayi nổi tiếng với núi Alishan và thị trấn Fenchihu nhỏ xinh này. Không có nhiều thông tin về giờ xe buýt từ Chiayi đến Fenchihu, nên tới trạm xe lửa Chiayi mình mới hỏi được.

Có nhiều cách phiên âm Fenqihu, Fencihu, mình thấy “Fenchihu” được làm tên gọi chính thức của nhà ga nơi đây, và cũng gần với phát âm nhất. Từ khóa làng cổ Fenqihu, nhà ga cổ Fencihu đều là chỉ địa danh này.

Nhà ga Chiayi cũ kĩ, như một nhà ga tỉnh lẻ Việt Nam. Quầy Tourist Information ở Chiayi rất helpful, khi mình đến thì thấy thông tin tàu xe từ Chiayi đến Alishan và Fencihu rất cụ thể. Tiếc là ít tàu, xe đi Fencihu và may cho mình là chuyến xe buýt CUỐI CÙNG đi Fencihu từ Chiayi là 15h10. Nếu trễ hơn, có lẽ mình và cô J đã phải chờ tới chuyến xe tối, lúc 9h!

Đường đèo lên nhà ga Fencihu quanh co, quang cảnh bên cửa sổ rất đẹp, sương mù vây kín mọi nẻo đường, không thể nhìn xa hơn 20m. Mình cứ ước là xe lửa đi mãi đi mãi đừng dừng lại vì cảnh quá đẹp.

Đến nơi rồi mới thấy thị trấn Fenchihu nhỏ xíu, chìm trong làn sương mù dày đặc. Nghe đâu ở đây quanh năm đều âm u như thế này.

Fenchihu nổi tiếng với những đồi trà xanh mướt trải dài, ngập trong làn sương mù. Ở khách sạn có view ra đồi chè, mỗi sáng thức dậy bạn sẽ cảm giác như ở thiên đường, khi nhìn ra cửa sổ thấy sương mù phủ trắng xóa, thấp thoáng màu xanh lá tươi mơn mởn của đồi trà, còn vương giọt sương đêm.

Mình thì chưa trải nghiệm cảnh này, chỉ nghe kể lại từ hai chị người Việt Nam tình cờ gặp hôm sau. Khách sạn chị ấy cách trạm xe buýt của thị trấn tầm 2km. Khách sạn ở đó mới mở, mắc như giá ks 5 năm sao ( 2 người mỗi người 1tr5 một đêm) nhưng rất đáng tiền vì cảnh buổi sáng quá đẹp. Khách sạn có bao ăn sáng và buổi tối đãi khách lẩu rất ngon.

Cơm hộp ở thị trấn Fenchihu

Thị trấn Fenchihu nổi tiếng với món cơm hộp. Ngày xưa ông chủ nhà hàng từng nấu từng hộp cơm, bỏ vào thùng gỗ đeo trước bụng chờ từng đoàn tàu đi qua bán cho khách qua đường. Xe lửa đã dừng hoạt động từ lâu nhưng những người khách xưa không thể quên món cơm hộp của ông. Họ quay lại Fenchihu chỉ để thường thức món cơm nóng hổi năm nào. 

Ngày nay ông nổi tiếng và làm chủ nhà hàng, khách sạn dọc khu phố cổ. Khách sạn này mình không có cảm tình cho lắm. Chuyện là mình thấy giá phòng ở đây trên web tầm 1500TWD, gọi điện tới để hỏi thăm đường xá đi lại có tiện không thì họ nói giá là 6000, không có giá nào là 1500 hết. Mình mới bảo là vừa thấy trên mạng đây, họ nói lớn giọng gì đó chị chả nghe nữa, cúp máy, rồi thấy trên web báo soldout.

Theo mình nghĩ là do họ thấy có khách đến, nên muốn hét giá cao rồi báo hết phòng trên web để mình phải đến nơi và trả mức giá họ đưa ra. Thế nên thôi, mình book chỗ khác.

Bỏ qua dịch vụ khách sạn không mấy thân thiện, cơm hôp ở nhà hàng rất rất rất ngon.  

Một hộp cơm nóng hổi, có một miếng sườn ướp rim ngọt thơm và một đùi gà rim, giá chỉ 120NTD!

Trên tường có nhiều hình của khách hàng, cả những người mẫu, diễn viên nổi tiếng Đài Loan cũng từng ghé đây ăn. Ông cụ chủ nhà hàng còn rất khỏe mạnh và minh mẫn, ngồi ở ghế trong sảnh cười chào khách, vui vẻ chụp hình nếu khách có nhu cầu.

Nhà cửa bàn ghế toàn là gỗ quý. Cả cái phố cổ chỉ có khách sạn, nhà hàng, shop lưu niệm của ông và con cháu chút chít 3 4 thế hệ nhà ông. Thị trấn Fenchihu thì nhỏ nhỏ, là một điểm dừng chân nghỉ ngơi ăn uống tham quan trên đường đi Alishan, chả mấy ai ngủ lại qua đêm, và cũng chẳng có chỗ nào thăm thú thu hút du lịch nhiều, thành ra dịch vụ của ông gần như là độc quyền. Thành ra ông giàu cũng không có gì lạ.

Tầng hai của nhà hàng còn cho 7-eleven thuê nữa. Đây cũng là cửa hàng tiện lợi duy nhất trong thị trấn Fenchihu. Fencihu là điểm dừng chân khi đến Alishan, ít ai ngủ lại ở đây, thành ra buổi tối hơi chán. Ăn hộp cơm xong cũng mới 7h hơn, lên 7-11 giết thời gian vì không muốn về khách sạn sớm, gặp một couple Đức-ĐL lên đây du lịch, họ kể là lỡ đặt phòng hai đêm rồi nên mai đi Alishan phải về đây ở thêm một đêm.

Nhà ga cổ Fenchihu

Sáng hôm sau dậy sớm đón xe buýt từ thị trấn Fenchihu đi núi Alishan. Trước đó, mình tranh thủ thăm thú nhà ga Fenchihu.

Nhà ga là được khánh thành từ năm 1912, từng là trạm cuối của đường xe lửa nối đến Alishan. Phần đường ray từ trạm Fenchihu đến trạm Alishan từng bị cơn lốc xoáy Morakot lịch sử khá hủy nghiêm trọng năm 1999.

 

Một bảo tàng nhỏ về đầu xe lửa cổ, được thành lập nhân dịp kỉ niệm 100 năm khánh thành nhà ga.  

Phố cổ trong thị trấn Fenchihu

Đằng sau phòng chờ của nhà ga là phố cổ Fenchihu. Một đoạn đường ngắn chỉ tầm 50m với những ngôi nhà cổ kiểu Nhật.

  

Đồ thủ công mỹ nghệ, thuốc bổ và bánh kẹo được bán khá nhiều. Ở đây có bán bánh mochi , jelly phủ bột trà xanh hay chocolate kiểu bánh Nhật tự làm rất ngon, nếu ghé ngang thì rất nên mua nhâm nhi. Giá cũng không mắc.

Nhà ga và phố cổ khá nhỏ, đi tầm 20 phút là hết, đến giờ xe buýt đón khách. Đi vội lên chụp vài tấm nữa rồi chia tay thị trấn Fenchihu nhỏ xinh, lên đường khám phá núi Alishan.

Fenchihu chỉ có một vài nhà nghỉ thôi, không có dorm như các thành phố lớn. Đặt phòng tại các link bên dưới để được giảm giá nhé:

Link đặt phòng Airbnb giảm 25$: www.airbnb.co.nz/c/d28c5b

Link đặt phòng booking.com được hoàn 10% sau khi đã checkout: https://www.booking.com/s/27_8/a6a02663

(Visited 5,281 times, 1 visits today)

2 Comments

  1. Pingback: Rừng núi Alishan dưới làn sương tháng tư - THE NOMAD QUEEN

  2. Pingback: Lịch trình du lịch Đài Loan hai tuần: Đài Bắc, Hoa Liên, Đài Trung, Đài Nam - THE NOMAD QUEEN

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.