Làm việc ở hostel để có chỗ ở miễn phí khi du lịch bụi là một trong những cách tiết kiệm chi phí nhất nếu bạn muốn đi du lịch nhiều tháng liền. Tới Queenstown sau 3 tháng hái việt quất ở Roxburgh, mình lập tức fall in love với thị trấn nhỏ xinh đẹp tươi sáng trong nắng hè. Vậy nên mình quyết định ở đây tầm một tháng, đi làm là phụ, cái chính là có thời gian đi du lịch lòng vòng Queenstown. Sau khi xem qua 2 3 căn, chỗ nào cũng bắt phải cọc 2 tuần và commit trên 3 tháng. Đang hơi nản và thì vào Backpacker hỏi xem họ có cần người làm việc để đổi chỗ ở không, thế là có việc luôn.
Mình làm ở hostel nằm ngay trung tâm, đối diện tiệm Fregburger nổi tiếng. Hostel lúc nào cũng đông khách du lịch bụi. Ở đây họ cần người làm housekeeping (dọn dẹp) và receiptionist giúp khách check in, check out vv).
Công việc của housekeeper là thay grap giường, dọn dẹp nhà vệ sinh, hút bụi phòng, nhà bếp… Khi làm ở front desk thì nhiệm vụ là check in, check out cho khách, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn về tourist attraction, activity trong town cho khách. Ca đêm thì phải check xem khách có tên trong danh sách hay không, kiểm tra chìa khóa của mỗi người ra vào để đảm bảo không có người lạ đột nhập. Tùy ca làm mà nội dung công việc khác nhau. Mỗi người làm 20 tiếng một tuần để đổi lấy chỗ ở miễn phí. Từ tháng 4, min wage của New Zealand là 16.5 đô một giờ thì chỉ làm 19 tiếng. Họ vẫn trả tiền qua IRD, vẫn đóng thuế, nhưng cấn trừ tiền phòng nên payslip lúc nào cũng là 0. Nếu làm việc nhiều giờ hơn hoặc làm trong những ngày public holiday thì có thể có dư giả.
Wwoofing ở các thành phố lớn và đông đúc lúc nào cũng tầm 19~20 tiếng một tuần để đổi lấy chỗ ở, còn ở những nơi ít khách hơn thì tầm 10 tiếng/ tuần cho free accommodation và nếu làm thêm 10 tiếng nữa thì họ lo luôn đồ ăn. Lý do backpacker vẫn làm wwoofing là bởi vì: 1 – không muốn tốn tiền nhà trọ 2 – chưa tìm được nhà trọ vì ở Queenstown lúc nào cũng trong tình trạng full nhà, tìm nhà có chỗ trống đã khó, vị trí thuận tiện đi lại, phòng ốc có ổn không lại khó hơn. Nếu chỉ muốn đi du lịch Queenstown một thời gian ngắn, hoặc vừa tới chưa tìm được chỗ làm ổn, thì làm wwoofing cũng không tệ. Hostel mình làm ở Queenstown ít ra còn trả tiền qua IRD và có thanh toán thêm cho public holiday, và 8% holiday pay, nên cũng thuộc dạng ổn. Nhiều nơi chỉ là hợp đồng miệng, không cho thêm 1 đồng nào cả, chỉ cho chỗ ở miễn phí.
Công việc không thú vị gì nhưng cho tụi mình nhiều thời gian để khám phá Queenstown xinh đẹp. Mình thì hay tranh thủ làm một lèo 3 4 ngày trong tuần để có trọn 3~4 ngày đi du lịch chỗ này chỗ kia. Mình đi hiking ở rất nhiều trail đẹp ở đảo Nam (Milford, Kepler, Routeburn), lúc thì đi Arrowtown, rồi Wanaka, Te Anau, Glenorchy…
Roomate cũng rất đa văn hóa: anh Ryan người Canada, chị Laura người Pháp đã đi working holiday 2 năm ở Úc, hai em Mary và Grace người Mỹ và Sebastian người Đức thì mới học cấp 3 xong, đang đi gap year một năm. Phòng staff bên cạnh thì có chị Sam người Mỹ làm ở Kathmandu, Annabel người Đức, Brian làm bartender ở Searle Lane, Abby làm hair dresser ở salon trong town… Mọi người ở cùng với nhau tầm 1 tháng rưỡi, 2 tháng, cùng làm, cùng đi du lịch, party chung nên rất thân.
Queenstown xinh đẹp, nhiều cảnh đẹp nên còn có động lực để mình làm việc. Chứ công việc ở hostel đổi chỗ ở miễn phí rất ý ẹ. Chỗ mình làm là hostel cho những người thích party, luôn ồn ào, đông đúc. Và vì là hostel cho party-lover nên khi các bạn nhậu xỉn về thì ôi thôi… rất cực cho những người làm ca đêm (và may mắn là mình luôn làm ca ngày). Nhiều người về nhậu xỉn nôn mửa vào bồn cầu, vào bồn rửa tay, các bạn luôn phải dọn trước 7h sáng. Đặc biệt còn có ca… ị vào phòng, hoặc ị lên tường trước hành lang, ngoài ban công. Có một thằng rởm đời kia còn masterbate và xả ra vào phòng trước mặt mấy em gái mới 18 20 tuổi làm các em tá hỏa chạy xuống receiption méc. Ở hostel là thế, đông người, mỗi người một thể loại khác nhau và không phải cứ Tây là văn minh. Ai từng ở hostel, từng dọn hostel chắc không ngạc nhiên gì. 1001 câu chuyện về dân balo ở hostel, nghe mình kể mấy vụ ở Base xong, bạn mình bảo có lần nó ở chung với thằng kia, đêm nó mắc tè mà lười ra nhà vệ sinh, tè luôn vào balo của con bé khác trong phòng. Khủng khiếp!
Làm lễ tân thì nhàn nhã hơn, luyện nói tiếng Anh nhiều và cũng làm quen được với nhiều khách, cũng là backpacker như tụi mình. Ở đây, khách hay wwoofer cũng thành bạn, rủ nhau đi chơi, ăn uống suốt ngày. Ở cùng phòng, làm việc với bạn bè đa quốc gia và ai cũng cởi mở, thân thiện, tôn trọng lẫn nhau. Chỉ có một vài tật xấu của bọn con trai như lười tắm, hôm thì say xỉn ói cả ra phòng… nên chị em phụ nữ tụi mình lúc nào cũng thẳng thắn nhắc nhở. May mắn là roommate kì này là những người rất sạch sẽ. Vì không phải lúc nào cũng gặp những người như vậy. Đa phần khi ở chung với người lạ, sẽ có người thì bừa bộn, người thì hút thuốc… Một nỗi khổ tâm lớn nhất của phòng mình có lẽ là… anh Canada hay ngáy ngủ. Anh này ngáy cực kì to và Mary không bao giờ có thể ngủ được một giấc say. Mình vốn ngủ rất say mà đôi lần còn bị đánh thức vì ảnh ngáy quá lớn. Đeo miếng mút che tai thì lại bị nhức tai sau khi thức dậy, nên thật là khổ tâm. Vì ngáy là tật mà bản thân người ta cũng không kiểm soát được nên bọn mình cứ chịu đựng. Tụi wwoofer phòng bên cạnh cứ bảo tụi mình quá nice vì nếu là họ thì họ sẽ đánh thức ảnh dậy, để ảnh chờ mọi người ngủ rồi ngủ tiếp.
Nhiều bạn wwoofer làm 2 job, có việc fulltime ở ngoài nhưng vẫn làm ở Base để tiết kiệm tiền phòng, vì chi phí sinh hoạt ở Queenstown rất đắt đỏ (đọc thêm bài Tiết kiệm chi phí khi du lịch Queenstown). Và cũng để có bạn bè cho vui. Sau một tháng rưỡi hai tháng, ai đã du lịch, chơi chán thì rời Queenstown đi nơi khác du lịch tiếp, ai tìm được nhà thì dọn ra ngoài. Sebastian là người dọn ra đầu tiên. Em này làm việc hơi lơ tơ mơ, lười, hay đi trễ, nên bị cho nghỉ. Dù sao thì ẻm cũng đã đặt vé đi Bali sau đó vài ngày và đã xin nghỉ nên tin này không làm ẻm sốc lắm. Thế mới thấy không phải người Đức nào cũng kỉ luật, cũng làm việc nghiêm túc. Mary và Grace rời New Zealand đi du lịch Đông Nam Á. Mình thì dọn ra khỏi Base, ra nhà bạn ở Queenstown vì có bác chủ nhà tốt bụng, cho mình ở phòng khách cũng êm ái thoải mái, và tính mình có 10$ một đêm! Quá rẻ! Ở đây mình tiếp tục leo núi, trekking và nơi nữa trước khi đi Wanaka, và làm roadtrip vòng đảo Nam. Anh Ryan có việc chef lương cao, nên ra thuê single room ở cho ngáy thoải mái. Chị Laura người Pháp và chị Sam người Mỹ dọn ra shared house… Những gương mặt mới lại vào làm, những gương mặt lạ đến. Căn phòng 314 của hostel đã tạm biệt bọn mình như thế đó.
Pingback: Kinh nghiệm du lịch Queenstown, New Zealand "chỉ" với 200 đô
Pingback: Du lịch đảo Bắc New Zealand - thủ đô Wellington lộng gió