Du học Úc vốn vô cùng tốn kém vì tiền học cũng như sinh hoạt phí cao nhưng bù lại luật pháp cho phép du học sinh làm việc ở Úc hợp pháp. Bạn có thể làm việc 20 giờ 1 tuần trong kì học, và làm fulltime trong thời gian school holiday. Việc đi làm đủ sinh hoạt phí và tiết kiệm hoàn toàn khả thi nếu bạn có vốn tiếng Anh, khả năng thích nghi và kĩ năng sống tốt.

Như đã đề cập trong du học sinh Úc, ngành Điều dưỡng: Thường học kì 1 bắt đầu từ cuối t2, đầu t3 tới khoảng t5, thi cử tới đầu hoặc giữa t6 là xong xuôi, sem 2 từ t7/t8 – t10/t11, bạn có khoảng 4 tới 6 tháng trong năm là school holiday, du học sinh có thể làm việc ở Úc để tiết kiệm cho những kì sau. Với thu nhập ít nhất 2x$ một giờ, trừ tiền nhà cửa ăn uống, bạn vẫn có một khoản tiết kiệm ổn. Chưa kể nếu tìm được việc lương 3x 1 giờ thì khả năng tiế kiệm cũng dễ dàng hơn. Việc 3x 1 giờ hoàn toàn có khả thi nếu bạn có năng lực, nhìn xa, cầu tiến. So với các nước Anh Mĩ, châu Âu, Hàn Quốc có nhiều hạn chế về điều kiện làm việc, hoặc lương theo giờ thấp như New Zealand, Canada, du học Úc là sự lựa chọn phù hợp với người vừa làm vừa học như mình.

TRƯỚC KHI LÀM VIỆC Ở ÚC CẦN CHUẨN BỊ

Tạo mã số thuế TFN: Mã số thuế là điều đầu tiên bạn nên làm khi vừa đặt chân tới Úc. Vào trang web của ATO (Cục thuế) để tạo mã số thuế và ấn Apply online for TFN để đăng kí. Tầm 5~ 7 ngày làm việc, mã số thuế TFN sẽ được gửi đến bạn.

Đơn xin việc: CV chiếm 80~90% tầm quan trọng khi xin việc ở Úc. Bạn nên dùng mẫu đơn đơn giản, tốt nhất chỉ trong 1 hoặc 2 mặt giấy. Những thông tin không cần thiết như quốc tịch, visa nên bỏ qua, không cần ghi vào, tên khó đọc quá thì bạn có thể đặt tên tiếng Anh cho dễ gọi. Chỉ cần ghi những kinh nghiệm liên quan tới công việc mình muốn nộp vào, nhưng kinh nghiệm không liên quan nên bỏ qua.

Những giấy tờ/ chứng chỉ liên quan: nhà tuyển dụng Úc rất coi trọng các thể loại chứng chỉ. Có thể nói người Úc không học đại học đi nữa cũng có kiến thức nền tảng tốt trong lĩnh vực họ làm vì họ chỉ cần học những chứng chỉ này để có thể làm việc. Làm trong lĩnh vực hospitality không thể thiếu RSA (Responsible Service Alcohol, phục vụ đồ uống có cồn), RSG (Responsible Service Gambling – để làm việc liên quan tới cá cược, đánh bài), Food Safety (nếu làm trong bếp/ nhà hàng), Ochre Card (nếu làm việc với trẻ em, người già, cần có thẻ này để chứng nhận lý lịch sạch), White Card (làm trong lĩnh vực xây dựng). Bạn có thể học online và hoàn tất trong một vài ngày, khi làm đẹp CV với những chứng chỉ này thì khả năng xin việc lương 25$ là khá cao. Nếu đầu tư thời gian và tiền bạc chứng chỉ chuyên sâu hơn về chăm sóc trẻ em, người già, làm thẩm mĩ… thì lương 3x hoàn toàn trong tầm tay.

Tìm việc bằng cách nào? Tất cả các kênh bạn có thể: online, offline, đi vào trực tiếp xin việc. Dù những công việc văn phòng đa phần đều ghi ưu tiên người có PR/ citizen, nhưng nếu bạn cứ mạnh dạn nộp CV, biết đâu may mắn mỉm cười. Mở rộng mối quan hệ trong cộng đồng du học sinh bằng các hoạt động xã hội là một cách để giới thiệu bản thân đến cộng đồng và tiếp cận những nhà tuyển dụng tương lai khi làm việc ở Úc.

DU HỌC SINH VIỆT Ở ÚC CÓ THỂ LÀM CÔNG VIỆC GÌ?

Nhà hàng khách sạn/ thẩm mỹ/ bán lẻ:

Đây là những ngành dễ tìm việc nhất với du học sinh làm việc ở Úc. Cụ thể, bạn có thể làm barista/ all rounder ở quán cafe, đầu bếp/ phụ bếp (kitchenhand) nhà hàng, lễ tân/ phục vụ phòng trong khách sạn, làm chuyên viên thẩm mĩ, bán hàng… Một thực tế hơi đáng tiếc (theo mình) là nhiều bạn ngại tiếng Anh không giỏi, ngại va chạm, nên từ lúc mới sang nước ngoài chỉ muốn vào nơi có chủ Việt làm, bảo là nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở Úc nhưng thật ra toàn làm trong cộng đồng VN. Đa phần nhà hàng, thẩm mỹ chủ Việt nói riêng và châu Á nói chung trả lương không cao (dưới 20$ tiền mặt) nhưng bù lại làm được nhiều giờ nếu thỏa thuận riêng. Cá nhân mình khuyến khích các bạn tự tin vào xin việc ở các nhà hàng trả lương qua thuế vì ở đó học hỏi được nhiều, rèn được kĩ năng giao tiếp, quản lý nhân viên… mà lương lại cao hơn, ít nhất 20 ~25$ (đọc thêm bài Kinh nghiệm Working holiday Úc – Làm việc ở thành phố nào?, so sánh mức lương mặt bằng chung ở các thành phố của Úc).

Khi đã có kinh nghiệm qua các nhà hàng, khách sạn thì việc tìm lương >25$ là điều hoàn toàn khả thi. Quán cafe mình làm việc ở Darwin trả 28$ cộng phụ cấp, bakery trả 27$, tavern trả 27~30$ một giờ (chưa kể thứ 7, Chủ nhật trả thêm 50~75% nếu là casual rate) và thậm chí có thể làm dealer ở casino với mức lương 35, 40$ một giờ nếu bạn có thẻ Gaming Machine Manager. Nhiều bạn so sánh và nói thà làm tiền mặt ít nhưng được nhiều giờ vẫn kiếm nhiều hơn làm lương qua thuế mà đúng luật. Tùy quan điểm mỗi người, với mình thời gian là tiền bạc nên cũng cần dành thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, trang bị kĩ năng, bằng cấp để tìm việc đúng hoặc gần với chuyên môn sẽ tốt nghiệp sau này.

Chăm sóc trẻ em (child care)/ người già (aged care)/ người khuyết tật (disable care hay còn dùng từ individual care)

Kinh tế càng phát triển, cuộc sống càng an bình thì tuổi thọ con người càng tăng. Song song đó, các nước phát triển có chính sách an sinh xã hội rất tốt. Vì vậy đây là nhóm ngành mà Úc luôn thiếu lao động, và luôn nằm trong danh sách định cư dài hạn của Úc cũng như các nước phát triển khác. Không phải ai cũng phù hợp với việc này, nhưng nếu có thể làm được thì thu nhập của bạn cũng khá hơn hẳn. Theo mình biết thì tối thiểu 29, 30$ và có chỗ trả tới 38$ lương casual nếu bạn sống ở thành phố lớn; về regional thì lương 3x, cộng với penalty rate ngày nghỉ lễ, cuối tuần thì lương rất cao. Thậm chí nếu bạn làm cho regional, flight in flight out thì lương có thể lên đến 4x. Khi school holiday bạn có thể làm toàn thời gian, và đây cũng là cách nhiều sinh viên học ngành tốn tiền như khối ngành Y tế có thể để dành tiền đóng học.

Kể cả bạn có học nhóm ngành Early Childhood, Aged Care (Diploma); Teaching, Nursing (Bachelor/ Master) hay Social work (bằng cấp từ Diploma tới Master) hay không thì việc chăm sóc trẻ em, người già hay người khuyết tật vẫn nằm trong tầm tay nếu bạn có các chứng chỉ liên quan. Bạn chỉ cần gõ certfificate 3, certificate 4 + tên ngành bạn muốn làm thì sẽ thấy rất nhiều trường dạy online cho phép bạn hoàn tất chứng chỉ trong 12 tháng. Với các bạn đang giữ visa working holiday thì lưu ý phải kết thúc trong 4 tháng để không bị ảnh hưởng điều kiện visa). Trường hợp student visa có bị ảnh hưởng không thì mình đã có hỏi agent tư vấn định cư, du học và họ bảo là không, vì đây là khóa học online, chỉ cấp chứng chỉ và không được phép cấp CoE, nghĩa là mình bỏ tiền ra và học như local. Tuy nhiên bạn nào có lo lắng thì nên tìm nơi uy tín tư vấn thêm.

Nếu là sinh viên trong khối ngành xã hội, sức khỏe mà chưa từng làm việc liên quan đến lĩnh vực này thì rất khó xin việc sau khi tốt nghiệp. Vì vậy khuyến khích mọi người dành thời gian trau dồi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.

Làm việc trong khối văn phòng (administration)

Một trong những “định kiến” của dân nhập cư, du học sinh là việc ngon thì chẳng tới lượt mình (bản thân mình cũng luôn có cảm giác này mỗi lần gặp khó khăn), nhưng nếu không thử chai mặt kiếm tìm thì không bao giờ tới lượt bạn. Bạn có thể tìm việc receptionist trong các cơ quan văn phòng, xuất nhập khẩu, kế toán. Một nghề không nghĩ ở Úc cần nhưng thật ra lại rất thông dụng là thông dịch viên vì ở Úc có nhiều người Việt cần thông dịch khi đi bệnh viện, họp phụ huynh cho con… (mình hiện đang làm thông dịch viên cho chính phủ Bắc Úc, lương casual gần 4x, sẽ chia sẻ trong một bài viết khác). Nhiều bạn có thể làm việc trong văn phòng luật sư, hoặc làm hỗ trợ du học sinh, phát triển kinh doanh/ marketing cho trường bạn đang học… nếu khả năng giao tiếp, kĩ năng mềm tốt.

Đọc thêm Kinh nghiệm tìm việc ở Úc dành cho visa working holiday nhưng nếu là du học sinh bạn cũng có thể tham khảo. Không giới hạn trong nhóm nghề này, nếu bạn có đam mê nhiếp ảnh hay có khả năng dạy học Toán, là thợ lặn… và biết tìm đúng khách hàng mục tiêu.

LÀM SAO ĐỂ TỐI ĐA HÓA THU NHẬP KHI LÀ DU HỌC SINH Ở ÚC?

Mình từng gặp nhiều người sẵn sàng di chuyển ra vùng regional trong school holiday để có thể làm thật nhiều giờ có thể. Regional của Úc là những vùng hẻo lánh, mining town, hoặc Aboriginal community… hay tuyển người làm trong nhà hàng khách sạn/ siêu thị và trả lương cao hơn hẳn trong thành phố lớn. Điểm trừ là cứ phải di chuyển ra bang này bang kia để làm việc vài tháng rồi lại quay về đi học cũng rất bất tiện và khó ổn định cuộc sống. Thế nhưng nếu muốn vừa đi làm trải nghiệm, vừa đi du lịch, vừa tiết kiệm học phí khi du học Úc thì đây là một cách rất hay.

LÀM VIỆC Ở ÚC ĐỂ DÀNH TIỀN GỬI VỀ VIỆT NAM

Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian,; gửi tiền tay ba (tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại) thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp như:

Remitly (chuyển tiền trong ngày). http://remit.ly/ymfe3e. Click vào link của Quyên sẽ được tặng 20$ nếu gửi trên 100$ lần đầu tiên

Orbitremit(chuyển tiền trong ngày): https://orbitremit.com/r/Z16PVG. Link giới thiệu miễn phí giao dịch lần đầu tiên

Ưu điểm 1: Miễn phí lần đầu tiên giao dịch. Bí kíp của mình là ĐĂNG KÍ TẤT CẢ các dịch vụ qua link giới thiệu như trên, vì nếu tự đăng kí thì nhiều web không cho bạn hưởng ưu đãi như vậy, sau đó mỗi web bạn dùng một giao dịch, thì bạn có thể tiết kiệm tới 2 3 lần chuyển khoản (nếu chuyển trên 10.000 một lần thì bạn tiết kiệm được kha khá rồi).

Ưu điểm 2: Chủ động về tỉ giá. Ngay khi thấy tỉ giá có lợi, bạn có thể giao dịch chuyển tiền về Việt Nam ngay. Không bị bị động như khi chuyển qua ngân hàng hoặc tìm người swap tiền vì nhiều lúc chỉ qua 1 ngày tỉ giá đã lệch tới vài trăm ngàn VND.

KẾT

Tài sản lớn nhất của mỗi du hoc sinh có lẽ là sự hiểu biết về hai nền văn hóa, kinh nghiệm hòa nhập vào cuộc sống ở nước ngoài và khả năng ngôn ngữ. Nhiều người bảo làm việc ở Úc khó, nhưng có nền tảng rồi thì mọi việc suôn sẻ hơn rất nhiều. Làm việc ở Úc không giỏi bằng thuê người Úc làm việc cho mình (học theo cô giáo ngành Hàn của mình từng nói hồi năm 1 Đại học “thuê người Hàn làm việc cho mình mới giỏi”). Một ngày nào đó bạn có thể làm được điều đó nếu hôm nay bạn bắt đầu xây dựng những viên gặt đầu tiên.

(Visited 2,124 times, 1 visits today)

3 Comments

  1. Pingback: Cuộc sống ở Úc đã dạy mình điều gì - THE NOMAD QUEEN

  2. Thuyên Dương November 16, 2023 at 5:54 am

    Rất tuyệt vời! Bài viết của bạn rất hay và thực tế. Cảm ơn bạn đã chia sẻ giá trị cho đi

    Reply
    1. Quyên Nguyễn February 9, 2024 at 6:37 pm

      Cám ơn bạn, chúc bạn công việc thuận lợi.

      Reply

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.