Nước Úc rộng lớn với hơn 7 triệu km vuông và được chia thành 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ. Việc tìm nơi đặt chân đầu tiên khi đến lao động kì nghỉ Úc là một trong những bài toán đầu tiên. Sau gần một năm kinh nghiệm working holiday ở Úc thì mình rút ra một số kinh nghiệm, thông tin và muốn chia sẻ cho các bạn sẽ qua sau này. Lưu ý đây là suy nghĩ cá nhân, với kinh nghiệm bị bias vì mình làm nhà hàng khách sạn là chính, các bạn tham khảo, không nên xem là lời khuyên và cũng không nhất thiết phải đi theo hướng của mình. Bạn nào có thông tin trái chiều hoặc bổ sung thêm thì comment vào phía dưới nhé.

Tùy mục đích của bạn là gì, muốn vừa làm vừa chơi, enjoy cuộc sống thì tới các thành phố lớn, khu eastcoast gần các bãi biển, và khu du lịch. Thành phố lớn thì chi phí sống cũng cao hơn do tiền xe cộ, vui chơi giải trí… Với các bạn chỉ muốn cày kiếm tiền thì tới các vùng hẻo lánh, Northern Territory, làm ở roadhouse, resort xa trung tâm…

1.Sydney, Melbourne là hai thành phố lớn nhất ở NSW và Victoria, luôn luôn có việc để làm. Nhưng để có việc làm ngành nhà hàng khách sạn tốt, trả lương đúng luật (khoảng 22, 24$ một giờ) thì bạn phải có tiếng Anh tốt, nghe được ngữ điệu Úc và kỹ thuật pha chế, phục vụ cũng phải khá tốt. Nhiều bạn tiếng Anh chưa tốt hoặc không tự tin, hoặc không có kĩ năng thì phải làm việc cho các nhà hàng chủ châu Á trả tiền mặt, chỉ được 14, 15$, hoặc có nơi chỉ 12$ thôi. Tuy nhiên nếu là dân kỹ thuật, mechanic, làm máy móc, xe cộ… thì bạn có khả năng thành công về mặt tài chính khi lao động kì nghỉ ở đây. Việc nhiều, cuộc sống vui vẻ, thú vị nên đây luôn là nơi thu hút nhiều người tới sống và làm việc.

2. Perth và Adelaide là hai thủ phủ của Tây Úc và Nam Úc. Cũng tương tự với những nơi trên, khu vực này nhiều người Úc và Tây balo nói tiếng Anh chuẩn sinh sống nên nếu bạn chưa nói tiếng Anh tốt mà tới đây với mong muốn tìm việc barista, phục vụ… trong thành phố thì không có nhiều việc để làm. Ai “may mắn” tìm được việc thì cũng chỉ được trả cash, tuy nhiên giá cao hơn, tầm 14, 15$.

Các bạn Tây balo tới Perth lao động kì nghỉ khá nhiều vì họ có thể dễ dàng tìm farm để làm 88 ngày gia hạn visa năm hai. Các bạn Tây cao to thì dễ tìm việc labour, việc tay chân như xây dựng, sửa xe, thợ điện nước… ở Úc được trả lương rất cao (35, 40$), nhưng đa phần các bạn trai châu Á mình nhỏ con nên khó xin việc hơn. Bắc Tây Úc là đường biển có nhiều vách đá nổi tiếng. Khu vực này ít dân cư sinh sống, có khá nhiều roadhouse, resort tuyển người làm với mức lương khá ổn, visa 462 của người Việt có thể gia hạn ở đây.

3. Khu East Coast ở Queensland có nhiều khách sạn, nhà hàng, roadhouse, đồng thời cũng là khu vực trồng trọt cây trái nên dân backpacker tới đây tìm việc rất nhiều. Bắc QLD là khu vực được gia hạn cho người VN nếu làm farm hay hospitality. Ở khu vực Bắc QLD, gần Cairns có việc farm quanh năm. Họ trả tầm 22, 23$/ giờ, vào mùa cao điểm thì làm được khá nhiều giờ, saving ổn. Nhiều bạn tìm được việc hospitality ở các town nhỏ, các đảo du lịch phía bắc QLD như Whitsundays… cũng rất ok, lại còn có cuộc sống nhàn nhã, sáng đi làm, chiều ra biển lướt ván, cuối tuần đi lặn… Lưu ý nên kiểm tra post code của vùng bạn định làm trước khi nhận việc để xem đó có phải là vùng được gia hạn cho subclass 462 không.

Một nghề mà các bạn lao động kì nghỉ tây balo làm khá nhiều nhưng mình chưa thấy người Việt làm, là nghề hướng dẫn viên lặn (dive instructor). Queensland có Great Barrier Reef là rặng san hô lớn nhất thế giới, đi qua 900 hòn đảo xinh đẹp và luôn thu hút hàng triệu lượt khách tới ngắm cảnh snorkling, lặn. Bạn có thể lấy bằng lặn tự do ở bất kì trung tâm nào, sang Úc học lên dive master rồi dive instructor để có thể làm việc. Tuy giá học lặn ở Úc khá cao, nhưng có một mẹo mình học được là bạn có thể làm việc không công trên thuyền (đưa khách đi tour lặn biển) tầm 30 ngày (liên tục hoặc thời vụ tùy nơi) và mỗi lần đi thuyền bạn vẫn được lặn 1~2 lần miễn phí.

4. Lãnh thổ Bắc Úc là nơi người Việt Nam mình có thể làm việc để gia hạn visa lao động kì nghỉ năm 2. Thủ phủ ở Bắc Úc là Darwin. Ngoài ra Alice Springs, Katherine,… cũng là những town có nhiều việc làm. Ở Bắc Úc có nhiều điểm trừ là cơ sở hạ tầng chưa phát triển (không bằng Sài Gòn, Đà Nẵng mình nữa), cuộc sống buồn chán vì không có nhiều nơi giải trí, cảnh quan thiên nhiên như các bang khác. Bắc Úc là khu vực thổ dân tập trung sinh sống nên an ninh xã hội cũng phức tạp hơn. Nạn trộm cắp ở đây khá phổ biến, nhưng mình là người Sài Gòn, nên mình cũng không lo lắng hay sợ hãi gì. Vì những lý do trên mà không những backpacker lao động kì nghỉ, mà cả người Úc cũng ít sống ở đây. Bù lại vì ít người sinh sống nên chủ rất trân trọng nhân viên nếu mình làm tốt, cam kết ở lâu.

Mình từng đến Darwin thì thấy ở đây khá đông dân nhập cư Nam Á diện 489 (tay nghề độc lập) nên cơ hội việc làm hạn hẹp cho visa working holiday. Ai đến Darwin trong mùa cao điểm thì có thể tìm hai ba việc tốt, nhưng đến trễ thì hết việc. Như mình năm ngoái cũng thế, ở 3 tuần mà chỉ tìm được việc tuần 20~ 25 tiếng buổi tối. Chưa kể mùa mưa ở đây thì cơ sở nào cũng làm ăn kém, không có khách du lịch, cá sấu lên bờ tràn vào cả các công viên trong thành phố… nên công việc cho backpacker cũng không ổn định. Năm 2018, trong khi số lượng dân cư đến các thành phố khác ở Úc đều tăng cao thì 340 người đã rời khỏi Darwin. Điều này cho thấy nền kinh tế ảm đạm ở top end. Đến mùa mưa (từ tháng 10, 11) thì ngành du lịch cũng ngoi ngóp, backpacker đổ xuống Melbourne, Sydney tìm việc hết vì nhà hàng khách sạn đều ế khách, các bạn được chủ giữ lại làm cũng bị ít giờ làm hơn. Bạn mình bảo làm một ngày bán được có 5 ly cà phê, thấy ngại với chủ nên xin về sớm luôn.  

Alice Springs là thị trấn nằm giữa sa mạc của Úc, khí hậu khắc nghiệt (mùa hè thì rất nóng, mùa đông thì rất lạnh) và heo quạnh, nhưng lại là nơi có thể kiếm việc và saving đều quanh năm mà chỉ có thể kiếm tiền và kiếm tiền. Mình có chị bạn Đài Loan lao động kì nghỉ cày ở đây 3 job, mỗi tuần saving ít nhất 1400$, sau 1 năm đủ đóng tiền học để tiến đến định cư Úc luôn. Mình có thời gian làm ở đây 2 tháng thì thấy thật sự rất dễ tìm việc, vì đa phần các bạn làm 1 chỗ vài tháng rồi lại nhảy việc, hoặc dời đi vùng khác. Nếu làm chăm chỉ và may mắn gặp chủ tốt thì được sponsor diện DAMA (định cư tay nghề ở vùng hẻo lánh), sau 2 3 năm có thể xin PR luôn, như anh bạn Indonesia đang làm cho nhà hàng thuộc khách sạn 4 sao trong town. Ai chịu khó ra các town nhỏ cách Alice Springs vài chục cây thì có thể cày được nhiều tiền hơn nữa. Vd chị bạn Đài Loan khác mình biết, làm ở cửa hàng thực phẩm tiết kiệm được 25.000$ trong 6 tháng. Đây đều là những con số thật, người thật việc thật. Nhưng quan trọng là bạn có may mắn tìm được vacancy, và khi có vacancy thì có thể thuyết phục chủ nhận mình không 😉

4. Mình chưa có dịp đi Tasmania, nhưng theo lời kể thì có bạn tìm được việc hospitablity ổn định, ở cả năm trời. Cũng có những bạn đến mà tìm việc hoài không được suốt 2 3 tháng. Tasmania có khí hậu và cảnh quan khá giống với New Zealand, nhiều trek đẹp.

5. Một trong những nơi có thể kiếm nhiều tiền nữa là roadhouse. Roadhouse là cơ sở ăn uống và lưu trú giữa highway, có nơi chỉ có café, cửa hàng tiện lợi, có nơi có cả motel cho lữ khách ngủ qua đêm. Làm ở đây thì chán rất chán, nhưng họ trả lương tốt, cho nhiều giờ. Bù lại cuộc sống rất tù túng vì roadhouse nằm giữa xa lộ, có xe lái đi xa đi nữa thì cũng phải đi rất xa mới tới những địa điểm du lịch.

6. Ai thích thiên nhiên thì có thể search các National Park (công viên quốc gia) ở Úc để tìm việc. Các công việc thường là dọn phòng, lễ tân, dọn dẹp, tourguide (nếu ở vùng sâu xa khó tuyển người, cơ hội bạn có việc tourguide khá cao). Vào mùa cao điểm bạn có thể làm nhiều giờ, và nhiều nơi còn cho nhân viên đi các tour miễn phí.

Mình từng làm ở Kakadu National Park cách Darwin 2,5 tiếng đi xe trong ba tháng, làm được nhiều giờ, ngày nghỉ thì cùng các bạn làm chung lái xe đi thác nước, đi hiking. Rồi resort còn cho đi trực thăng ngắm cảnh, đi các tour của các công ty lữ hành tổ chức với giá 0 đồng.

Mong là bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm cái nhìn toàn cảnh về nước Úc trong mắt một working holiday backpacker. Sau khi đã chọn nơi an cư thì phải chọn công việc gì, và cần chuẩn bị kĩ năng gì khi tìm việc? Bài viết Kinh nghiệm xin việc với visa working holiday sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi này.

GIỚI THIỆU SHOPBACK – NỀN TẢNG HOÀN TIỀN KHI MUA SẮM ONLINE Ở ÚC

Shopback là nền tảng hoàn tiền khi mua sắm online, rất phổ biến ở Úc, khi bạn mua sắm online, đặt khách sạn… bạn sẽ được hoàn tiền từ 2% cho tới 15%, nhiều website có chương trình hoàn tiền 10% 15% trên Shopback khá thường xuyên như booking.com nha. Sau khi giao dịch thành công thì bạn sẽ nhận được tiền mặt trên Shopback và có thể rút bất kì lúc nào, chứ không quy đổi thành mã giảm giá hoặc điểm thưởng nên mình rất thích ứng dụng này. Bạn nào vừa dùng thẻ tín dụng vừa mua hàng điện tử, đồ nội thất giá trị cao thì rất có lợi khi dùng Shopback nha

Link giới thiệu: https://app.shopback.com/H8Cuppn3kyb. Bạn sẽ được tặng 10$ trong tài khoản sau khi hoàn thành giao dịch mua hàng online đầu tiên (cộng với % hoàn tiền từ giao dịch đó).

GIỚI THIỆU AFTERPAY MUA TRƯỚC THANH TOÁN SAU

Afterpay là một nền tảng thanh toán trực tuyến vô cùng phở biến ở Úc, Canada, Pháp, New Zealand, Tây Ban Nha, Anh, và Mĩ, cho phép khách hàng được trả chậm số tiền trên đơn hàng mà họ mua tại bất kỳ trang web thương mại điện tử nào được liên kết.

Khi bạn thanh toán trả góp trên Afterpay, khoản thanh toán sẽ được chia làm 4 đợt. Phần thanh toán ban đầu thường là 25%, phần còn lại sẽ trả dần ở những tuần hoặc hai tuần kế tiếp tùy bạn hiệu chỉnh. Afterpay không tính lãi nhưng sẽ tính phí nếu khách hàng trả trễ sau hình như là 5 ngày mình không nhớ rõ. Bạn cũng có thể vào web trả trước luôn nếu không muốn nợ. Khách hàng ban đầu sẽ được cấp tín dụng là $500 và sẽ được tăng dần khi điểm tín dụng tăng lên.

Với mình dịch vụ này khá tiện lợi khi mình phải vừa đi làm, vừa đi học và phải lên kế hoạch thanh toán tiền học phí, du lịch… cùng lúc. Bạn nên có kĩ năng quản lý tài chính cá nhân và có nguồn thu nhập đều đặn trước khi đăng kí những dịch vụ xài trước trả sau như thế này để tránh vung tay quá trán nha. Khi dùng code khuyến mãi của Quyên THI-HYXMV đăng kí với Afterpay bạn sẽ được voucher 30$ sau khi hoàn thành xong một giao dịch trên 50$ và Quyên cũng sẽ được tặng 30$. Nếu bạn muốn ủng hộ blog thenomadqueen thì đăng kí qua mã giới thiệu của Quyên ha!

Các dịch vụ gửi tiền về Việt Nam chi phí thấp

Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian,; gửi tiền tay ba (tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại) thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp như:

Remitly (chuyển tiền trong ngày). http://remit.ly/ymfe3e. Click vào link của Quyên sẽ được tặng 20$ nếu gửi trên 100$ lần đầu tiên

Orbitremit(chuyển tiền trong ngày): https://orbitremit.com/r/Z16PVG. Link giới thiệu miễn phí giao dịch lần đầu tiên

Ưu điểm 1: Miễn phí lần đầu tiên giao dịch. Bí kíp của mình là ĐĂNG KÍ TẤT CẢ các dịch vụ qua link giới thiệu như trên, vì nếu tự đăng kí thì nhiều web không cho bạn hưởng ưu đãi như vậy, sau đó mỗi web bạn dùng một giao dịch, thì bạn có thể tiết kiệm tới 2 3 lần chuyển khoản (nếu chuyển trên 10.000 một lần thì bạn tiết kiệm được kha khá rồi).

Ưu điểm 2: Chủ động về tỉ giá. Ngay khi thấy tỉ giá có lợi, bạn có thể giao dịch chuyển tiền về Việt Nam ngay. Không bị bị động như khi chuyển qua ngân hàng hoặc tìm người swap tiền vì nhiều lúc chỉ qua 1 ngày tỉ giá đã lệch tới vài trăm ngàn VND.

(Visited 8,721 times, 1 visits today)

9 Comments

  1. Pingback: Kinh nghiệm working holiday - Làm sao để kiếm việc?

  2. Pingback: Lịch trình du lịch Hà Giang 4N4Đ từ TP.HCM - THE NOMAD QUEEN

  3. Pingback: Những điều cần biết trước khi đi working holiday Úc và NZ -

  4. Pingback: Làm việc ở Úc với mức lương cao khi là du học sinh

  5. Pingback: Mình đã tạo network khi du học Úc như thế nào? - THE NOMAD QUEEN

  6. Pingback: Cuộc sống ở Úc đã dạy mình điều gì - THE NOMAD QUEEN

  7. Pingback: 7 ngày du lịch Nam Úc và Great Ocean Road, Victoria

  8. Thoa April 17, 2023 at 4:00 pm

    Chao Quyen, minh thay ban chia se ve cong viec o cac cong vien rung quoc gia thu vi qua nen minh cung muon thu suc. Quyen co the huong dan minh apply cho Kakadu Nation Park qua kenh nao khong a? O Kakadu Park rat rong va co nhieu cong ty. Ban da apply cho cong ty nao vay a? Thoi gian duoc goi de phong van mat bao lau sau khi nop ho so? Cam on Quyen nhieu!

    Reply
    1. Quyên Nguyễn February 9, 2024 at 6:42 pm

      Bạn có thể search google các nhà hàng khách sạn ở bất kì công viên quốc gia nào bạn muốn làm việc chứ không chỉ Kakadu National Park, tìm facebook hoặc email, số điện thoại của họ để chủ động liên lạc. Mình thấy cách này dễ hơn cả lên các web tuyển dụng nha.

      Reply

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.