Trong bài viết Hỏi đáp về học điều dưỡng ở Úc mình đã hứa sẽ chia sẻ kinh nghiệm bản thân mình là phụ nữ độc thân, tự túc tài chính du học Úc. Nurse, teaching, social work, IT là những ngành nhiều người Việt mình biết. Ngoài ra mình gợi ý một số ngành cho bạn tham khảo là Midwife, Physiology, Occupational Therapy, Speech Therapy,… cũng trong danh sách định cư dài hạn mà ít người biết để học.

Những ngành học trong danh sách định cư dài hạn vốn tốn tiền (từ 25k 1 năm trở lên) và dành cho những người có điều kiện ở Việt Nam đi du học, thì nay đã dễ dàng hơn với bạn trẻ nhờ visa Lao động kì nghỉ 462 cho phép đi du lịch và làm việc tự do trên đất Úc và chứng minh tài chính cũng như các điều kiện khác rất dễ dàng. Từ năm 2017 Úc chỉ cấp 200 visa cho người Việt Nam thôi mà tới 2021 Úc đã tăng chỉ tiêu tới 1500 người, cho thấy là người Việt mình sang với visa 462 có đóng góp nhiều cho lợi ích của Úc. Mình thấy dân working holiday châu Á nói chung rất chăm chỉ, chịu khó làm, đa phần làm xong bao nhiêu tiền đóng tiền du học, tiền visa hết cho Úc hết nên có thể nói mình hy sinh 4 5 năm tuổi thanh xuân cho nước Úc trước khi nhận lại được lợi ích từ Úc. Khi sang Úc bạn sẽ thấy nhiều cái bất công, nhưng dù sao với người Việt mình thì du học một cái nghề dễ kiếm việc, mà lương lại khá ở Úc cũng là khoảng đầu tư an toàn cho tương lai ha.

Là phụ nữ độc thân, sau một 5 năm làm việc ở New Zealand, Úc và tự túc du học Úc và nay đang làm việc ở Úc, Quyên nghĩ có lẽ kinh nghiệm của mình sẽ giúp đỡ cho ai đó cần. Ít nhất là giúp những người sinh ra không ở trong vạch đích – như Quyên – thấy chút hy vọng và thấy được những cơ hội phía trước. Từ đó Quyên nảy ra ý định viết một cuốn ebook về làm việc/ du học Úc tự túc. Nội dung bao quanh sống và làm việc ở nước ngoài, kĩ năng sinh tồn ở xứ người, tìm việc lương cao, kĩ năng ứng xử khi bị phân biệt chủng tộc, đối phó với những điều bất như ý… Nếu bạn cảm thấy đây là những gì bạn muốn đọc, muốn tặng cho người thân yêu của mình thì vui lòng click vào link điền form tham khảo ý kiến ebook này để Quyên tham khảo và tiến hành viết nhé. Mọi câu hỏi thắc mắc vui lòng inbox Facebook  page  The Nomad Queen (Quyen Nguyen), email thenomadqueen@gmail.com

Bạn cũng có thể tham gia group Du học/làm việc trong khối ngành sức khỏe ở Úc mình lập ra nhằm mục đích kết nối những người mong muốn du học, làm việc trong khối ngành sức khỏe và những chuyên gia đã hành nghề tại Úc, chia sẻ thông tin và mình cũng sẽ đăng một số mục của ebook lên cho các bạn đọc tham khảo trước khi ebook được phát hành chính thức.

Lưu ý trước khi đi vào chủ đề chính:

  • Bài viết dành cho các bạn dự định học những ngành tốn tiền từ 25k trở lên như mình kể ở trên, nếu học những ngành nghề ít tốn kém như chef, cook 15, 16k 1 năm thì bạn không phải lo nhiều.
  • Để có được visa500 du học sinh thì điều kiện cần có là bạn phải có khả năng chứng minh đủ học phí trong thời gian học cộng thêm chi phí sinh hoạt. Nên cho dù bạn phải tự đi làm tiết kiệm tiền bên Úc thì nếu bị hỏi chứng minh tài chính thì bạn phải chứng minh được nhé. Vd tiền tiết kiệm, sổ nhà đất của bố mẹ…
  • Nên có những khoản để riêng trong trường hợp khẩn cấp. Như mình mới vô học năm 2020 thì gặp Covid ở nhà 2 tháng cũng lo lắng lắm, hay đã có nhiều trường hợp du học sinh bị bệnh ung thư, phải hạn chế giờ làm đi chữa bệnh… hay người nhà ở Việt Nam cần bạn giúp…
  • Kinh nghiệm của mình chỉ đúng với mình mà có thể không đúng với bạn. Mình không phải là chuyên gia tài chính hay tư vấn du học. Mình chỉ viết lại những gì bản thân mình và những người mình biết đã trải qua. Cuộc đời của bạn là chính bạn quyết định, đừng nghe theo ai đó không quen biết trên mạng, tin lời agent rồi sau này có gì lại đổ thừa.
  • Lý do mình viết rất nhiều bài chia sẻ và duy trì blog dù mình không có lợi nhuận là vì mình (và những người qua Úc thời kì đầu) từng rất vất vả tìm kiếm thông tin. Trước khi sang không biết gì, khi sang tới nơi cũng không biết xin việc, không biết kĩ năng gì dễ kiếm việc ở Úc dù ở Việt Nam đã có công việc và thu nhập tốt. Dân backpacker châu Âu thì vừa đi vừa chơi không có kinh nghiệm vừa cày vừa học, dân châu Á thì nói ngôn ngữ khác, chia sẻ trong cộng đồng họ thôi. Vì vậy thấy rất biết ơn những nguồn thông tin ít ỏi được chia sẻ trên mạng và học hỏi từ những người xunh quanh mình. Và mình cũng muốn biết gì thì chia sẻ vì người Việt mình có những kĩ năng làm việc không thua gì những nước khác, chỉ có thiếu thông tin và vì thiếu thông tin nên mới không tự tin.
  • Thông tin về visa 462, nên chuẩn bị kĩ năng gì trước khi qua trên mạng đã rất nhiều rồi. Trước khi đặt câu hỏi bạn có thể vào mục working holiday Úc và New ZealandKinh nghiệm du học Úc, vào các group facebook về Lao động kì nghỉ đọc thêm. Đừng hỏi những câu hết sức cơ bản cho thấy bạn chưa tìm hiểu gì, mất thời gian của bạn và như mình nếu thấy hỏi những câu cơ bản quá, google phát là ra, mình cũng không muốn trả lời, bạn thông cảm.
  • Du học ngành gì, trường nào, định cư như thế nào là việc của bạn tự tìm hiểu. Mình không tư vấn chọn ngành chọn trường và định cư.

Để dành được bao nhiêu tiền thì có thể tự chủ tài chính du học Úc?

Nói thêm về background mình đã đi working holiday ở New Zealand 10 tháng không để dành được xu nào, và working holiday Úc 1.5 năm trước khi trở thành du học sinh, đã đi làm ở Việt Nam và có khoản dành dụm riêng. Trước khi qua Úc mình nghĩ chỉ đi chơi rồi về vì công việc ở VN tốt, ổn định, lương cao, nhưng khi sang thấy Úc thấy học thêm một nghề mới cũng hay, bằng cấp của Úc được công nhận khắp nơi trên thế giới và nếu không ở Úc thì đi nước khác làm việc lương còn cao hơn Úc nữa. Sau khi để dành tầm 50% tiền học của toàn khóa học thì đi học luôn.

Lúc đó mình tính sơ sơ 1 năm học điều dưỡng là 32k, 3 năm là 96k. Mình đã có 50% là tầm 48~50k. Chi phí visa, khám sức khỏe cho visa, tiền bảo hiểm OSHC tầm 3k~ 3.5k trước khi đi học. Tiền thuê nhà ăn uống thời điểm trước dịch thì rẻ, tầm 200~250$ 1 tuần, đi làm 10 15 tiếng là có thể cover được, nhưng sau dịch thì tiền nhà lẫn vật giá đều tăng cao. Vậy mục tiêu trong 3 năm học tiếp theo là phải save được 50k. Mình chia nhỏ ra 3 năm *52 tuần = 156 tuần => mỗi tuần để dành 320~400$ để đóng tiền học. Chưa kể những chi phí linh tinh khác trong quá trình học khối ngành sức khỏe pre-clinical assessment, chích vắc xin bổ sung nếu cơ thể thiếu sức đề kháng cho những bệnh thường gặp… tổng chi phí dao động khoảng 500$ (bạn vào học thì trường sẽ thông báo điều kiện cho pre clinical của mỗi bang như thế nào). Sách vở thì bạn có thể mua đi bán lại sau khi học xong, hoặc đọc thư viện online. Tiền xăng xe, rego, bảo trì bảo dưỡng xe… tùy vào khu vực bạn sống. Vậy thì mỗi tuần mình phải kiếm được tối thiểu 800$ sau thuế thì mới đi học được. Nếu bạn có partner cùng làm chung thì sẽ dễ thở hơn, nhưng một mình thì cũng hơi vất vả ha.

Đọc thêm bài viết Làm việc ở Úc với mức lương cao khi là du học sinh

Các mẹo hoàn toàn hợp lý để tự túc tài chính du học Úc

  • Tận dụng học bổng trường cho. Trước khi vào học mình có apply đủ loại học bổng có thể và mình được giảm 10% học phí năm đầu. Năm mình vào học là trước Covid nên các trường không có nhiều “chương trình khuyến mãi” như sau này. Khi được 10% năm đầu thì mình đã học nhiều môn nhất có thể trong một học kì, vì bạn tính thử mỗi môn là 4k, nếu bạn được học bổng, thì mỗi môn chỉ còn 3.6k thôi. Yêu cầu để được học dồn môn của mỗi trường mỗi khác nhưng cái chính là bạn phải chưa từng rớt môn nào và có điểm khá. Bạn có thể thử đăng kí thêm 1 môn mỗi học kì, nếu nhắm thấy học không nổi thì bỏ môn trước ngày census date sẽ không bị mất tiền học phí.
  • Tận dụng những kì nghỉ để làm full time. Học kì 1 mỗi trường bắt đầu từ tháng 3~ tháng 6 nhưng thường thì từ đầu tháng 6 đã thi xong và sinh viên hoàn toàn rảnh rang, học kì 2 từ tháng 8 tới tháng 11 và cũng như học kì 1, tầm đầu tháng 11 mình đã thi xong hết, hoặc có thể nộp bài trước deadline. Tính ra 1 năm chỉ học tầm 7~8 tháng thôi, mình có khoảng 4 tháng để đi làm fulltime, nếu làm chăm chỉ 45 50 tiếng 1 tuần * lương 30$ 1 giờ thì mình sẽ kiếm được tầm 1200~1300$ trước thuế. Chưa kể tiền phụ cấp ca đêm nếu có nhé. 4 tháng như thế thì mình đã kiếm được 18~19k rồi.
  • Tận dụng ngày cuối tuần, những ngày lễ public holiday. Úc có chế độ tăng ca ngày thứ 7 cộng thêm 50% lương, ngày chủ nhật cộng 75% lương và các ngày lễ lương 200% áp dụng cho tất cả mọi ngành. Ở Úc mỗi bang có tầm 12~14 ngày public holiday tùy bang. Trong những tuần lễ Easter (tháng 4) và Christmas – New Year (tháng 12 tới đầu tháng 1) là những thời điểm kiếm tiền nhiều nhất vì dân Úc không đi làm những ngày này, giống như ở Việt Nam mình ngày lễ bà con nô nức đi chơi chứ lương gấp đôi cũng đâu ai muốn đi làm. Trong mấy tuần này nhiều khi tuần lương hơn 2k luôn ấy. Tùy vào khả năng/ mối quan hệ của bạn với manager mà họ có thể sắp cho bạn tối đa nhiều giờ public holiday nhất có thể. Nhiều chỗ bạn sẽ thấy tranh giành đấu đá nhau giành giờ làm ngày cuối tuần, lễ rất mệt mỏi.
  • Trả học phí theo installment. Trong những năm Covid thì sinh viên quốc tế ai cũng gặp khó khăn, Úc cũng phụ thuốc nguồn thu giáo dục rất lớn và đã có 500 người Úc làm trong các trường học bị mất việc. Vì vậy chúng ta là khách hàng của nước Úc ha. Thời điểm đó trường cho phép đóng học phí theo từng đợt, còn nếu đóng trọn 1 kì thì giảm giá 1k hay sao đó. Nói chung là họ cũng rất thông cảm. Bây giờ tuy không phải là thời kì Covid nữa nhưng những việc bất khả kháng luôn xảy ra, vd như người nhà có chuyện, kinh doanh thất bại nên bố mẹ không thanh toán được học phí cho con du học, hoặc bị bệnh phải giảm giờ học… Trong trường hợp bất khả kháng thì bạn có thể nói chuyện với student central để trả học phí theo từng đợt. Cách giải trình như thế nào tùy vào khả năng tiếng Anh của bạn ha.
  • Một cách mà mình không làm vì mình muốn học càng nhanh càng tốt, nhưng rất nhiều bạn người Philippines, Nepal… đã làm là họ học bớt môn lại để bớt gánh nặng học phí mỗi kì. Nhiều người có thể lấy lý do sức khỏe không đủ sức học, sức khỏe tâm thần (học nhiều stress, khác biệt văn hóa, không có gia đình support bên cạnh nên trầm cảm). Việc học ít môn cũng sẽ kéo dài thời gian học của bạn ra, và nhiều trường thì không đồng ý cho học ít môn mà bắt buộc học 4 môn 1 kì.
  • Đừng rớt môn nào. Rớt 1 môn thì tính theo vài ngàn đô, và bạn phải đi làm cực khổ mất thời gian mất công sức thì mới kiếm được tiền học phí. Vì vậy đừng chểnh mảng việc học, đừng vì đi làm mà bỏ bê việc học nhé.
  • Tận dụng tiền hoàn thuế. Mỗi năm tùy vào thu nhập/ chi phí mà bạn có thể được hoàn một phần thuế đã đóng. Vì vậy ở Úc, dù làm 1 hay 2 job thì mình ít khi nào quan tâm tới mức thuế đóng mỗi tuần của mỗi job mà mình chỉ xem tổng thu nhập/ thuế theo năm. Tuy nhiên mở ngoặc thêm mỗi nước mỗi khác, vd như ở New Zealand thì khi mình làm 2 job sẽ bị tính thuế khác, và họ không tính theo tổng thu nhập năm như Úc. Khi là working holiday ở Úc thì mức thuế khá cao, nhưng đã là du học sinh rồi thì bạn là tax resident và đóng mức thuế thấp hơn. Nếu làm nghề liên quan đến ngành học thì bạn có thể dùng học phí để claim cho chi phí khi khai tax deduction và bạn có thể được hoàn nhiều thuế hơn sau mỗi năm thời vụ. Lưu ý nếu bạn kiếm quá nhiều tiền thì bạn sẽ phải đóng thêm thuế tùy mức thu nhập, mình đã quen bạn khóc ngất vì thức khuya làm việc cực khổ xong đóng thêm 6k thuế do thu nhập trong năm cao. Biết thế thì nghỉ ngơi, đi du lịch cho sướng chứ tội gì làm nhiều ha. Vì vậy tầm tháng 3~4 bạn nên xem lại thu nhập, thuế trong ATO để tính kế hoạch cá nhân/ kế hoạch tài chính. Về việc hoàn thuế, nộp thuế thì bạn nên xem trên cục thuế của Úc ATO, liên hệ kế toán chuyên nghiệp ở Úc để hỏi thêm, mình sẽ không trả lời bất cứ câu hỏi gì về thuế vì mình không có license và bằng cấp liên quan.
  • Nên suy nghĩ trong trường hợp tệ nhất, bạn không thể đi làm được nhiều, không kiếm được tiền thì có thể xoay xở nguồn nào.
  • Nếu đã kiếm được tiền học thì các bạn nên tìm việc liên quan tới ngành học của bạn trong lúc đang là du học sinh, dù lương thấp hơn những ngành kiếm nhiều tiền tươi hơn. vd như lúc làm cook/ carer thì bạn để dành tiền đi học IT, nhưng nhắm đủ ăn đủ mặc rồi thì nghỉ việc cook, carer để tìm việc đúng chuyên môn, sẽ có lợi cho công việc sau này hơn.
  • Nhớ mua bảo hiểm bảo vệ nhiều quyền lợi cho bạn nhất có thể. Cái này nhắc hơi thừa nhưng mình đã gặp nhiều bạn vô tình mang thai mà mua bảo hiểm không kèm khoản khám thai sinh nở, mệt lắm nha.

Nói thêm, tiết kiệm cho tương lai là rất quan trọng nhưng mình đã gặp nhiều người sống chỉ biết làm việc, kiếm tiền, lúc đi học thì lo tiền học, lúc học xong thì muốn mua nhà, mua xe… chỉ biết có tiền là tiền. Nhiều bạn đang là du học sinh mà không may sức khỏe có vấn đề, thậm chí là qua đời vì bệnh…. bao nhiêu tiền bạc đổ vào du học Úc rồi lại đổ sông đổ bể hết. Hãy nghĩ xem nếu năm sau bạn không sống được nữa thì bạn có muốn đi làm hết ngày hết tháng không, vì vậy nên chia nhỏ thu nhập ra và phải có một khoản tưởng thưởng cho sự vất vả của mình để trong bất kì phút giây nào bạn cũng thấy cuộc đời đáng sống nhé. Nếu kế hoạch tốt thì ngay cả khi là du học sinh bạn cũng có thể chuẩn bị để hướng tới tự do tài chính.

Trước khi đi học mình cũng lo lắng nhiều lắm, nhưng tới lúc học qua năm hai thì nhẹ gánh hẳn, và mình còn may mắn tranh thủ đi du lịch rất nhiều mỗi khi có thể. Trong năm 2 nursing nhắm đủ tiền học, tiết kiệm thì mình dành khoản để dành cho du lịch để đi vòng quanh nước Úc, từ Nam Úc, Tasmania tới Queensland, mỗi đợt 2 tuần ~ 1 tháng. Nói ra không phải khoe mà để biết du lịch ở Úc nhiều khi không tốn kém tí nào so với đồng lương làm ra ở Úc, nếu có thời gian thì bạn tranh thủ đi trải nghiệm, hiking, camping ở Úc , hiểu thêm văn hóa Úc, tham gia tình nguyện, mở rộng mối quan hệ… vì mình thấy học là một phần, còn lại công việc, cuộc sống của bạn ở Úc phụ thuộc nhiều vào bản lĩnh, thông tin, mối quan hệ nữa. Mình thấy mỗi lần đi du lịch mình lại học hỏi và mở mang thêm rất nhiều.

Chúc các bạn nhiều may mắn trong năm mới và đạt được mục tiêu tài chính để có thể tự túc du học Úc!

LINK GIỚI THIỆU DỊCH VỤ GỬI TIỀN VỀ VIỆT NAM CHI PHÍ THẤP

Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian; gửi tiền tay ba (tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại) thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp như các web sau. Mình đã tự chuyển cho người nhà và thấy dịch vụ nhanh chóng, không phải là lừa đảo nha.

Remitly (dành cho bạn ở mọi nước). http://remit.ly/ymfe3e. Click vào link của Quyên sẽ được tặng 20$ nếu gửi trên 100$ lần đầu tiên

Masterremit (dành cho bạn ở mọi nước) Referal code QUYEN16334 hoặc link https://www.masterremit.com/r/QUYEN16334. Click vào link của Quyên được tặng 30$ khi bạn gửi lần đầu tiên từ 200$

Orbitremit (dành cho bạn ở mọi nước): https://orbitremit.com/r/Z16PVG. Link giới thiệu miễn phí giao dịch lần đầu tiên

Western Union (dành cho bạn nào ở Mĩ) https://ssqt.co/mQtcDJM Link tặng e-voucher Amazon 20USD cho các bạn gửi từ 100USD trở lên trong lần gửi đầu tiên

Ưu điểm 1: Miễn phí lần đầu tiên giao dịch. Bí kíp của mình là ĐĂNG KÍ TẤT CẢ các dịch vụ qua link giới thiệu như trên, vì nếu tự đăng kí thì nhiều web không cho bạn hưởng ưu đãi như vậy, sau đó mỗi web bạn dùng một giao dịch, thì bạn có thể tiết kiệm chi phí 20~ 30$ cho mỗi lần chuyển khoản (nếu chuyển trên 10.000 một lần thì bạn tiết kiệm được kha khá rồi).

Ưu điểm 2: Chủ động về tỉ giá. Ngay khi thấy tỉ giá có lợi, bạn có thể giao dịch chuyển tiền về Việt Nam ngay. Không bị bị động như khi chuyển qua ngân hàng hoặc tìm người swap tiền vì nhiều lúc chỉ qua 1 ngày tỉ giá đã lệch tới vài trăm ngàn VND.

(Visited 4,127 times, 1 visits today)

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.