Chương trình du lịch kết hợp lao động Úc ( thị thực Lao động kì nghỉ/ visa Work and Holiday Australia – subclass 462) được Việt Nam ký kết với Úc năm 2015 đã mở ra cơ hội cho người trẻ đam mê du lịch có thể đến vừa du lịch vừa làm việc hợp pháp ở Úc trong vòng 12 tháng (và có thể gia hạn thêm 1 năm nữa). Mình may mắn là 1 trong 200 người có visa này trong năm đầu tiên triển khai chương trình. Sau chuyến working holiday New Zealand, mình sẽ tiếp tục hành trình vừa làm vừa chơi tại Úc và hiện nay đang là sinh viên Điều dưỡng.

Trên cơ sở thông tin từ website ĐSQ Úc tại Việt Nam, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm từng bước chuẩn bị và lưu ý khi nộp hồ sơ. Quy trình không khó nhưng nếu không đọc kĩ thì sẽ hơi khó hiểu và không biết phải bắt đầu từ đâu. Mình cũng như các bạn lúc chưa biết gì, đọc hết cái này tới cái kia rồi thành ra rối một nùi, không biết phải bắt đầu chuẩn bị từ đâu. Các bạn đọc kĩ nội dung phía dưới, đọc 1 lần không hiểu thì 2 lần, 3 lần, là sẽ rõ.

Thông tin chung về visa Lao động kì nghỉ Work and Holiday

Với visa Work and Holiday Australia (diện 462), bạn có thể:

– Làm việc tại Úc, thông thường tối đa 6 tháng với mỗi chủ sử dụng lao động.

– Học tập tối đa 4 tháng.

– Lần nhập cảnh đầu tiên sau phải trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp visa (trong visa có ghi rõ ngày cuối cùng được nhập cảnh lần đầu), kể từ ngày này, bạn có thể lưu trú tại Úc tối đa 12 tháng.

– Xuất cảnh và nhập cảnh nhiều lần vào Úc khi thị thực còn giá trị.

– Điều kiện để nộp đơn xin gia hạn năm 2 và năm 3 visa Working Holiday 462 là bạn phải hoàn thành các công việc gia hạn được quy định tương ứng tại các vùng được quy định cụ thể, với một lượng thời gian làm việc tối thiểu nhất định: 3 tháng cho năm 2 và 6 tháng cho năm 3.

Các ngành và lĩnh vực sau được chấp thuận là các công việc gia hạn:

  • Du lịch, nhà hàng và khách sạn chỉ ở bắc Úc, vùng sâu vùng xa hoặc rất xa của Úc (Bắc Tây Úc hay Bắc Queensland được nhé)
  • Trồng trọt và chăn nuôi ở miền bắc Australia và các khu vực cụ thể khác của khu vực Australia
  • Đánh bắt cá và nuôi trồng ngọc trai chỉ ở miền bắc Úc
  • Trồng và chặt cây chỉ ở miền Bắc Úc
  • Xây dựng ở bắc Úc và các khu vực cụ thể khác của vùng regional Úc
  • Công việc khắc phục hậu quả cháy rừng chỉ ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng đã tuyên bố, sau ngày 31 tháng 7 năm 2019
  • Hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế COVID-19 ở bất kỳ đâu ở Úc, sau ngày 31 tháng 1 năm 2020 Công việc được chỉ định là bất kỳ loại công việc nào được mô tả dưới đây phải là vai trò, chức năng hoặc hoạt động chính được thực hiện trong quá trình làm việc của bạn. Công việc hỗ trợ, chẳng hạn như ghi chép sổ sách, trong bất kỳ ngành nào được mô tả trong danh sách ở trên, không đáp ứng định nghĩa về công việc cụ thể.

Điều kiện nộp visa Lao động kì nghỉ Work and Holiday

– Có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị trên 6 tháng

– Đủ 18 tuổi nhưng chưa tròn 31 tuổi vào thời điểm nộp hồ sơ

– Ở ngoài Úc khi nộp hồ sơ xin thị thực và khi được cấp thị thực

– Không có trẻ em diện phụ thuộc đi kèm trong thời gian lưu trú tại Úc

– Có đủ tiền chi trả cho các chi phí trong thời gian làm việc kết hợp kỳ nghỉ (khoảng 5000 đô la Úc)

– Có đủ tiền mua vé máy bay khứ hồi hoặc vé máy bay sang một nước khác vào cuối thời gian lưu trú tại Úc

– Chưa từng nhập cảnh Úc theo chương trình Thị thực Du lịch kết hợp Làm việc (diện thị thực 417) hoặc chương trình Thị thực Lao động kết hợp Kỳ nghỉ (diện thị thực 462)

– Tốt nghiệp đại học hoặc đã hoàn thành ít nhất hai năm học bậc đại học

– Có trình độ tiếng Anh hữu dụng (tương đương với IELTS 4.5 hoặc cao hơn), chứng chỉ được cấp không quá 12 tháng

– Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe và tư cách

– Là khách du lịch thật sự

Quy trình nộp hồ sơ visa Lao động kì nghỉ Work and Holiday

Bạn có thể nộp visa 462 online, không cần phỏng vấn. Đầu tiên các bạn kiểm tra xem còn chỉ tiêu visa 462 cho năm tài chính hiện tại không tại mục Vietnam :

Open – Vẫn còn chỉ tiêu

Suspended – Số lượng hồ sơ đang xét duyệt gần đủ chỉ tiêu, các bạn cần thường xuyên theo dõi để xem cổng đăng ký mở lại thì nộp visa. Theo năm 2022 thì có vẻ như mỗi năm mở 3~4 đợt. Phải canh liên tục hơi cực nhưng bạn cố gắng nhé!

Closed – Chỉ tiêu năm nay đã đủ bạn cần đợi tới năm tài khóa tiếp theo vào 1/7 năm sau Khi cổng đăng kí ở trạng thái Open thì bạn có thể nộp hồ sơ.

Bước 1: Nộp hồ sơ online 

– Chuẩn bị và scan những hồ sơ cần thiết như mình ghi trong mục Điều kiện nộp visa 462

– Vào web https://immi.homeaffairs.gov.au/ tạo tài khoản, nộp hồ sơ online, upload hồ sơ đã chuẩn bị, thanh toán phí visa 462 (510AUD)

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng (scan trang có hình và trang có chữ kí)

– 01 hình 4×6 nền trắng, chụp không quá 6 tháng

– Bản sao công chứng: giấy khai sinh, hộ chiếu (tất cả các trang có thông tin cá nhân, mộc xuất nhập cảnh, visa các nước), CMND, hộ khẩu, bằng tốt nghiệp Đại học (hoặc chứng minh đã học 2 năm)

– Sao kê ngân hàng, số dư ngân hàng, thẻ tín dụng… chứng minh bạn có đủ 5000 AUD và vé máy bay khứ hồi, hoặc có đủ khả năng mua vé bay khứ hồi.

– Chứng minh ngoại ngữ: chứng chỉ IELTS (trên 4.5) hay PTE (trên 30) được cấp không quá 12 tháng cho đến ngày nộp đơn. Tốt nhất, nên ôn thi tiếng Anh từ trước. Nhiều bạn ỷ y đến lúc có thư giới thiệu mới thi lại không đủ điểm, rất đáng tiếc.

Bước 2: Đăng ký mã HAP và khám sức khỏe

Để tạo mã HAP: Bấm vào New Application để tạo đơn mới. Chọn Health -> Click vào My Health Declaration để đăng kí. Chỗ này lưu ý không chọn Work & Holiday nhé, diện này chỉ dành cho người Mỹ. Người Việt Nam (hay một số nước khác nữa, mình không rõ) bắt buộc phải tạo mã khám sức khỏe ở mục Health. Sau đó tick và chọn theo diện visa Work and Holiday 462, điền thông tin vào các tab tiếp theo, khai báo tình trạng sức khỏe…  Check lại toàn bộ thông tin đã đăng kí trước khi ấn Submit Application. Sau đó bạn sẽ thấy một trang hiện ra hồ sơ đã nộp, vào View health assessment, bạn sẽ thấy HAP ID là số 13xxxxx.

– Gọi điện cho các trung tâm đã được chỉ định để hẹn lịch khám hoặc đặt hẹn online. Click vào link , chọn Panel physician để xem phòng khám nào được ĐSQ Úc chỉ định ở 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM.

Ở TPHCM có 2 3 nơi được chỉ định, mình chọn khám ở Raffles trên NKKN Q3, giá trung bình, dịch vụ ổn, lúc khám sức khỏe đi working holiday New Zealand mình cũng chọn nơi này. Một vài phòng khám khác giá rẻ hơn, nhưng được khuyến cáo không nên khám vì khi chụp Xquang thường phát hiện đốm trắng ở phổi, phải khám riêng lao phổi tốn thêm đến 7 triệu.

Khi hẹn khám, chỉ cần nói khám đi nước nào, diện visa nào, nhân viên sẽ báo bạn cần chuẩn bị gì. Các bạn nữ chú ý không khám sức khỏe trong thời kì kinh nguyệt, 3 ngày sau kì mới có thể khám, vì có phần thử nước tiểu. Khám xong hồ sơ sẽ tự động cập nhật lên hệ thống immi của Úc.

Bước 4: Cung cấp hồ sơ sinh trắc học tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Úc tại Việt Nam (VFS)

Sau khi submit hồ sơ visa 462 thì bạn đặt lịch lấy hồ sơ sinh trắc học và chụp hình ở VFS online. Nhớ mang đầy đủ hồ sơ, hộ chiếu và tới sớm hơn lịch hẹn 15p để đỡ chờ đợi. Phí tầm 400k. Sau đó bạn chỉ cần về nhà chờ email thông báo visa 462 đã được cấp thôi.

Chúc các bạn nhiều may mắn!

GIỚI THIỆU SHOPBACK – NỀN TẢNG HOÀN TIỀN KHI MUA SẮM ONLINE Ở ÚC

Shopback là nền tảng hoàn tiền khi mua sắm online, rất phổ biến ở Úc, khi bạn mua sắm online, đặt khách sạn… bạn sẽ được hoàn tiền từ 2% cho tới 15%, nhiều website có chương trình hoàn tiền 10% 15% trên Shopback khá thường xuyên như booking.com nha. Sau khi giao dịch thành công thì bạn sẽ nhận được tiền mặt trên Shopback và có thể rút bất kì lúc nào, chứ không quy đổi thành mã giảm giá hoặc điểm thưởng nên mình rất thích ứng dụng này. Bạn nào vừa dùng thẻ tín dụng vừa mua hàng điện tử, đồ nội thất giá trị cao thì rất có lợi khi dùng Shopback nha

Link giới thiệu: https://app.shopback.com/H8Cuppn3kyb. Bạn sẽ được tặng 10$ trong tài khoản sau khi hoàn thành giao dịch mua hàng online đầu tiên (cộng với % hoàn tiền từ giao dịch đó).

GIỚI THIỆU AFTERPAY MUA TRƯỚC THANH TOÁN SAU

Afterpay là một nền tảng thanh toán trực tuyến vô cùng phở biến ở Úc, Canada, Pháp, New Zealand, Tây Ban Nha, Anh, và Mĩ, cho phép khách hàng được trả chậm số tiền trên đơn hàng mà họ mua tại bất kỳ trang web thương mại điện tử nào được liên kết.

Khi bạn thanh toán trả góp trên Afterpay, khoản thanh toán sẽ được chia làm 4 đợt. Phần thanh toán ban đầu thường là 25%, phần còn lại sẽ trả dần ở những tuần hoặc hai tuần kế tiếp tùy bạn hiệu chỉnh. Afterpay không tính lãi nhưng sẽ tính phí nếu khách hàng trả trễ sau hình như là 5 ngày mình không nhớ rõ. Bạn cũng có thể vào web trả trước luôn nếu không muốn nợ. Khách hàng ban đầu sẽ được cấp tín dụng là $500 và sẽ được tăng dần khi điểm tín dụng tăng lên.

Với mình dịch vụ này khá tiện lợi khi mình phải vừa đi làm, vừa đi học và phải lên kế hoạch thanh toán tiền học phí, du lịch… cùng lúc. Bạn nên có kĩ năng quản lý tài chính cá nhân và có nguồn thu nhập đều đặn trước khi đăng kí những dịch vụ xài trước trả sau như thế này để tránh vung tay quá trán nha. Khi dùng code khuyến mãi của Quyên THI-HYXMV đăng kí với Afterpay bạn sẽ được voucher 30$ sau khi hoàn thành xong một giao dịch trên 50$ và Quyên cũng sẽ được tặng 30$. Nếu bạn muốn ủng hộ blog thenomadqueen thì đăng kí qua mã giới thiệu của Quyên ha!


Các dịch vụ gửi tiền về Việt Nam chi phí thấp

Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian,; gửi tiền tay ba (tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại) thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp như:

Remitly (chuyển tiền trong ngày). http://remit.ly/ymfe3e. Click vào link của Quyên sẽ được tặng 20$ nếu gửi trên 100$ lần đầu tiên

Orbitremit(chuyển tiền trong ngày): https://orbitremit.com/r/Z16PVG. Link giới thiệu miễn phí giao dịch lần đầu tiên

Ưu điểm 1: Miễn phí lần đầu tiên giao dịch. Bí kíp của mình là ĐĂNG KÍ TẤT CẢ các dịch vụ qua link giới thiệu như trên, vì nếu tự đăng kí thì nhiều web không cho bạn hưởng ưu đãi như vậy, sau đó mỗi web bạn dùng một giao dịch, thì bạn có thể tiết kiệm tới 2 3 lần chuyển khoản (nếu chuyển trên 10.000 một lần thì bạn tiết kiệm được kha khá rồi).

Ưu điểm 2: Chủ động về tỉ giá. Ngay khi thấy tỉ giá có lợi, bạn có thể giao dịch chuyển tiền về Việt Nam ngay. Không bị bị động như khi chuyển qua ngân hàng hoặc tìm người swap tiền vì nhiều lúc chỉ qua 1 ngày tỉ giá đã lệch tới vài trăm ngàn VND.

Mình nhớ ra gì thì sẽ update thêm. Các bạn có câu hỏi gì thì để lại dưới comment, nếu biết mình sẽ trả lời nhé. Chúc mọi người chuẩn bị thật tốt, nhiều may mắn! Mình cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và bí kip working holiday New Zealand, Úc mình biết được trên blog du lịch The Nomad Queen.

Quyên Nguyễn

(Visited 11,077 times, 1 visits today)

5 Comments

  1. Pingback: Hướng dẫn nộp visa working holiday New Zealand cho người Việt Nam - THE NOMAD QUEEN

  2. Pingback: Kinh nghiệm working holiday - Làm sao để kiếm việc?

  3. Pingback: Vì sao mình đi du lịch một mình? - THE NOMAD QUEEN

  4. Pingback: Định cư Úc sau visa working holiday - THE NOMAD QUEEN

  5. Pingback: Vì sao mình KHÔNG đi du học Hàn Quốc? - THE NOMAD QUEEN

Leave A Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.