Sau hai năm lăn lộn châu Úc thì mình đúc kết lại một số điều cần biết trước khi đi working holiday ở Úc và New Zealand. Nếu biết trước những điều này thì bạn đã có những chuyến đi/ công việc dễ dàng, suôn sẻ hơn rất nhiều. Dù sao thì trải nghiệm nào cũng quý giá và cũng nhờ chưa biết những điều này mà mình có nhiều bài học đa dạng và thú vị. Nếu tìm hiểu kĩ trước khi sang thì đỡ nhọc, còn không thì có dịp thử thách bản thân và nhận ra mình có khả năng xử lý tình huống và thích nghi với hoàn cảnh cực kì tốt hơn các bạn ạ!
Nên có bằng lái xe ô tô B2 trước khi đi working holiday
Trước khi đi working holiday New Zealand mình thấy các bạn backpacker bảo có xe/ biết lái xec hay không cũng không quan trọng lắm vì đi đâu làm gì cũng dễ tụ tập hội nhóm share với nhau. Dù đã đóng tiền học lái xe và lái sơ sơ rồi nhưng đến ngày thi thì mình lại không đi vì có công việc thông dịch (ai theo dõi mình lâu thì biết mình làm thông dịch Anh – Hàn – Việt ở TP.HCM). Lúc đó nghĩ tiền dịch nhiều và ráng “hốt hụi chót” trước khi tạm chia tay nghề dịch, nên mình chủ quan không đi thi lấy bằng. Ai dè vì vậy mà sau này ở New Zealand và Úc, có bằng lái giống như không có chân, đi đâu cũng bất tiện và phụ thuộc người khác. Như ở New Zealand mình cứ phải tìm nhóm ghép để đi du lịch cùng vì không có xe. Không có bằng lái nên mình cũng không được tự mua xe khi cần (ở NZ bằng Learner cũng được đăng kí xe nhưng ở Úc bằng Provisional mới được đăng kí), điều này có cái tốt (giảm khả năng mua xe khi chưa thật sự cần) nhưng rất bất tiện.
Nhiều bạn cũng như mình, rồi sang New Zealand thi lấy bằng Learner (không được phép lái xe) nhưng vẫn mua xe và tự lái một mình. Ở NZ thì ít bị cảnh sát rờ gáy nhưng ở thành phố lớn của Úc thì rất rủi ro. Vì sang Úc nên mình phải giữ bằng L của NZ 1 năm trước khi thi đổi bằng P (ở NZ thì giữ 6 tháng là được thi bằng R tương đương với P ở Úc). Tóm lại là không có bằng lái xe rất bất tiện.
Nên học nghề và học chứng chỉ từ Việt Nam
Mình giữ visa working holiday NZ tới sát ngày hạn chót nhập cảnh mới đặt vé bay, và cũng trước đó 1 tuần là được cấp visa 462 Úc. Cũng vì tâm lý vừa đi vừa chơi nên không tìm hiểu kĩ về công việc sau khi tới Úc và NZ sẽ là gì, chỉ nghĩ là tới NZ làm farm cũng vui, hái cherry ăn cũng thích, vì ở NZ cũng hơi khó tìm việc cà phê nhà hàng do nhu cầu không nhiều, mà họ lại thích tuyển da trắng. Sau này sang Úc rồi mới thấy không biết làm cà phê hoặc pha chế bia rượu là một bất lợi khủng khiếp khi xin việc. Quán cà phê và nhà hàng, bar bủng rất nhiều và (dĩ nhiên) họ cũng ưu tiên da trắng hoặc người gốc Á mà ngữ điệu chuẩn Úc, nhưng dù sao vì nhu cầu lớn nên có nghề cà phê với bia rượu dễ tìm việc hơn rất rất nhiều.
Nhiều bạn cũng học thêm nghề bánh, nghề bếp từ VN nhưng tốt nhất là biết làm thực tế luôn. Vì nhiều khóa học không thật sự cho bạn luyện tập nên học ra mà lớ ngớ tay chân thì cũng không làm việc được.
Ngoài ra có một số chứng chỉ bạn có thể học trước qua mạng từ VN như Food Safety, White Card nếu làm trong xây dựng, RSA (chứng chỉ cho phép bạn được bán bia rượu cho cá nhân), RSG (chứng chỉ cho phép làm trong những nơi có cá cược bài bạc/ casino)… Mỗi bang có ban hành luật khác nhau nên cần học chứng chỉ của bang bạn muốn hành nghề. Google là ra nhé.
Tham gia các nhóm Facebook để có thông tin nhanh chóng
Thời buổi các hội nhóm Facebook hoạt động tích cực như hiện nay thì thật sự việc du lịch/ tìm việc / tìm nhà ở hết sức dễ dàng. Chỉ cần gõ tên thành phố + house for rent, backpacker jobs, travel tips, buy/sell/swipe, aupair… là sẽ có vài tới vài chục kết quả hiện ra, thành phố lớn thì còn hiện ra theo mỗi khu vực, mỗi quận… Ở Úc thì cái gì cũng có thể tìm được trên Gumtree, sau này Marketplace của FB cũng rất tiện lợi khi mua sắm hoặc thuê nhà. Chẳng bù trước đây chỉ có gọi cho người cũ hỏi xem từng ở đâu khi tới vùng này vùng kia, rồi liên lạc vào ở.
Khi đi roadtrip New Zealand di chuyển một mình nên mình chủ động tìm hiểu thông tin hơn. Cộng đồng working holiday ở NZ nhỏ, người trước chỉ người sau và ai cũng dắt tay nhau vào từng đó nhà, làm từng đó việc. Nhiều bạn ở với các nhóm / nhà người Việt với nhau suốt 1 năm trời, nương tựa lẫn nhau có nhiều cái lợi. Nhưng mà mỗi người mỗi tính, đa phần người Á (Malay, Đài Loan, HK, Việt Nam…) thích đi một nhóm ít nhất 3 tới 5 7 người, còn Tây balo thì đi lẻ hoặc cặp đôi, hoặc tối đa là 3 người vì dễ di chuyển, thuê xe, tìm việc. Vì mình ngại những quyết định của mình ảnh hưởng tới bạn đi cùng nên mình chỉ du lịch với một người một đoạn nhất định chứ không ghép nhóm đi chung với ai suốt một năm.
Mua sắm quần áo ở Úc và New Zealand
Ở New Zealand và Úc có hệ thống opshop, secondhand shop ở khắp các thành phố lớn nhỏ và quần áo cũ rất rẻ. Quần áo mới mà mua trong Kmart cũng không thời trang gì nhưng cũng đủ mặc. Các nhóm mua đi bán lại trên Facebook cũng rất đa dạng, nếu cần mua gì thì chỉ mua một cái áo phao xuất khẩu thôi là vừa đẹp.
Tuy nhiên bạn nào thích đi leo núi giống mình thì rất rất rất nên mua gear từ Việt Nam vì bên New Zealand và Úc chỉ có brandname và cũng khá tốn kém. Vì mình tập leo núi khi ở NZ nên cũng mua đồ Kathmandu cả, nói chung là rât chát.
Nên luyện tiếng Anh nhiều và tôn trọng sự đa dạng văn hóa
Giọng Úc còn dễ hơn một tí, chứ giọng New Zealand chuẩn quá cũng làm mình hơi mít đặc. Khả năng giao tiếp vừa đủ cũng là điểm cộng khi xin việc. Luyện nói chuyện tiếng Anh nhiều cũng khiến bạn có cái “cảm” khi giao tiếp với người nước ngoài, cái này sách ở rất khó dạy. Nhập gia tùy tục, mình có phong cách khiến người khác thích nói chuyện, dễ tiếp cận thì sẽ có nhiều bạn hơn. Văn hóa khi nói chuyện với Á khác mà Âu cũng khác, cái này mình còn phải học và rút kinh nghiệm dài dài.
Những cái cơ bản mà mình học được là: không bình luận về vẻ bề ngoài của người khác. Thú thật là khi nói tiếng Việt nhiều lần mình cũng vô tình khen dạo này ốm thế (vì mọi người mặc định cứ khen ốm là ai cũng thích) và đó cũng là một dạng của bodyshame (không phải cứ chê mới là bodyshame, mà cứ nhắc đến ngoại hình để khen/chê đều được liệt vào mục này). Không hỏi quá sâu vào đời tư của người khác, tại sao mày thế này thế kia. Và vì hiểu được khác biệt văn hóa, bạn cũng dễ thông cảm hơn với người có góc nhìn lạ và vô tình gây cho mình khó chịu. Vd có bạn Trung Quốc hỏi sao mình không nói tiếng Trung khi mình bảo mình là người Việt Nam. Bạn hỏi vậy vì bạn được chính phủ, trường lớp dạy như vậy, nên mình cũng không khó chịu về cá nhân bạn. Bạn vẫn là một người bạn rất tốt và dễ thương, chỉ có điều cách giao tiếp của các bạn TQ hơi “lạ”, rất khó diễn tả, nhưng bạn TQ nào đi du lịch thế giới và tiếp xúc bên ngoài nhiều thì không có cái cảm giác “lạ” đó nữa.
Chọn ngân hàng Việt nào khi ra nước ngoài?
Chọn ngân hàng có các dịch vụ nạp, rút tiền, thanh toán online thông qua các ứng dụng trên điện thoại, máy tính mà không cần phải nhận mã OTP qua số điện thoại là RẤT quan trọng khi bạn quyết định ra nước ngoài ít nhất 6 tháng. Các ngân hàng cho phép dùng dịch vụ này là Shinhan Bank, Techcombank.
Trước khi mình sang New Zealand, mình vẫn duy trì tiền ở tài khoản Vietcombank, Shinhan Bank và ACB. Sau khi sang mới thấy VCB và ACB vô cùng bất tiện vì không phải lúc nào mình cũng có thể duy trì số điện thoại VN, lại phải chuyển sim qua lại khi cần giao dịch, rất phức tạp và phiền phức.
GIỚI THIỆU SHOPBACK – NỀN TẢNG HOÀN TIỀN KHI MUA SẮM ONLINE Ở ÚC
Shopback là nền tảng hoàn tiền khi mua sắm online, rất phổ biến ở Úc, khi bạn mua sắm online, đặt khách sạn… bạn sẽ được hoàn tiền từ 2% cho tới 15%, nhiều website có chương trình hoàn tiền 10% 15% trên Shopback khá thường xuyên như booking.com nha. Sau khi giao dịch thành công thì bạn sẽ nhận được tiền mặt trên Shopback và có thể rút bất kì lúc nào, chứ không quy đổi thành mã giảm giá hoặc điểm thưởng nên mình rất thích ứng dụng này. Bạn nào vừa dùng thẻ tín dụng vừa mua hàng điện tử, đồ nội thất giá trị cao thì rất có lợi khi dùng Shopback nha
Link giới thiệu: https://app.shopback.com/H8Cuppn3kyb. Bạn sẽ được tặng 10$ trong tài khoản sau khi hoàn thành giao dịch mua hàng online đầu tiên (cộng với % hoàn tiền từ giao dịch đó).
GIỚI THIỆU AFTERPAY MUA TRƯỚC THANH TOÁN SAU
Afterpay là một nền tảng thanh toán trực tuyến vô cùng phở biến ở Úc, Canada, Pháp, New Zealand, Tây Ban Nha, Anh, và Mĩ, cho phép khách hàng được trả chậm số tiền trên đơn hàng mà họ mua tại bất kỳ trang web thương mại điện tử nào được liên kết.
Khi bạn thanh toán trả góp trên Afterpay, khoản thanh toán sẽ được chia làm 4 đợt. Phần thanh toán ban đầu thường là 25%, phần còn lại sẽ trả dần ở những tuần hoặc hai tuần kế tiếp tùy bạn hiệu chỉnh. Afterpay không tính lãi nhưng sẽ tính phí nếu khách hàng trả trễ sau hình như là 5 ngày mình không nhớ rõ. Bạn cũng có thể vào web trả trước luôn nếu không muốn nợ. Khách hàng ban đầu sẽ được cấp tín dụng là $500 và sẽ được tăng dần khi điểm tín dụng tăng lên.
Với mình dịch vụ này khá tiện lợi khi mình phải vừa đi làm, vừa đi học và phải lên kế hoạch thanh toán tiền học phí, du lịch… cùng lúc. Bạn nên có kĩ năng quản lý tài chính cá nhân và có nguồn thu nhập đều đặn trước khi đăng kí những dịch vụ xài trước trả sau như thế này để tránh vung tay quá trán nha. Khi dùng code khuyến mãi của Quyên THI-HYXMV đăng kí với Afterpay bạn sẽ được voucher 30$ sau khi hoàn thành xong một giao dịch trên 50$ và Quyên cũng sẽ được tặng 30$. Nếu bạn muốn ủng hộ blog thenomadqueen thì đăng kí qua mã giới thiệu của Quyên ha!
Các dịch vụ gửi tiền về Việt Nam chi phí thấp
Hẳn ai trong chúng ta khi đi du học, định cư cũng có lúc cần gửi tiền về Việt Nam. Thay vì gửi tiền qua ngân hàng, nhập nhẳng nhiều bước chứng từ, chi phí cao và mất nhiều thời gian,; gửi tiền tay ba (tìm 1 bên cần gửi tiền chiều ngược lại) thì nhiều rủi ro bị quỵt, bạn có thể tham khảo các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp như:
Remitly (chuyển tiền trong ngày). http://remit.ly/ymfe3e. Click vào link của Quyên sẽ được tặng 20$ nếu gửi trên 100$ lần đầu tiên
Orbitremit(chuyển tiền trong ngày): https://orbitremit.com/r/Z16PVG. Link giới thiệu miễn phí giao dịch lần đầu tiên
Ưu điểm 1: Miễn phí lần đầu tiên giao dịch. Bí kíp của mình là ĐĂNG KÍ TẤT CẢ các dịch vụ qua link giới thiệu như trên, vì nếu tự đăng kí thì nhiều web không cho bạn hưởng ưu đãi như vậy, sau đó mỗi web bạn dùng một giao dịch, thì bạn có thể tiết kiệm tới 2 3 lần chuyển khoản (nếu chuyển trên 10.000 một lần thì bạn tiết kiệm được kha khá rồi).
Ưu điểm 2: Chủ động về tỉ giá. Ngay khi thấy tỉ giá có lợi, bạn có thể giao dịch chuyển tiền về Việt Nam ngay. Không bị bị động như khi chuyển qua ngân hàng hoặc tìm người swap tiền vì nhiều lúc chỉ qua 1 ngày tỉ giá đã lệch tới vài trăm ngàn VND.
Pingback: Cuộc sống ở Úc đã dạy mình điều gì - THE NOMAD QUEEN